ClockChủ Nhật, 17/10/2021 06:05

Thay đổi để phát triển

TTH - Trong thời điểm cạnh tranh và dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp (DN) muốn phát triển bền vững phải tính toán chiến lược lâu dài; trong đó uy tín, chất lượng sản phẩm là cốt lõi để người tiêu dùng tiếp cận.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệpTạo nền tảng, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quảPhát triển công đoàn tại doanh nghiệp: Chưa đạt so với chỉ tiêu

Một công đoạn của quy trình ấp trứng sản xuất gà giống của Công ty CP 3F Việt

Hướng đến sản xuất xanh, bền vững

Chi nhánh Công ty CP 3F Việt ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền đã nhạy bén nắm bắt tiềm năng, cơ chế thị trường để xây dựng mô hình nuôi gà thảo dược. Năm 2018, 3F Việt đã đưa dây chuyền 12 máy ấp, 4 máy nở, với công suất mỗi tháng 600 nghìn con gà giống vào hoạt động đã cung ứng sản phẩm cho hơn 10 tỉnh, thành trong nước.

Khi dịch COVID-19 xảy ra, 3F Việt không chỉ cung cấp giống gà mà mạnh dạn liên kết, hỗ trợ giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc cho bà con địa phương xây dựng thêm 4 trại nuôi với quy mô hơn 1 nghìn con/trại theo tiêu chuẩn gà thảo dược. Với chu kỳ sau 3 tháng nuôi, 3F Việt bao tiêu sản phẩm gà thịt cho bà con để cung ứng ra thị trường lớn. Mô hình chăn nuôi khép kín theo hướng VietGAP của 3F Việt bước đầu đã thành công khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ở nhiều nơi biết đến.

Đa dạng mẫu mã sản phẩm tinh dầu Hoa Nén

Giám đốc Chi nhánh 3F Việt tại Quảng Lợi, anh Nguyễn Văn Lộc chia sẻ, với phương châm đưa sản phẩm sạch đến người tiêu dùng, toàn bộ các khâu từ đầu vào đến đầu ra như giống, thức ăn bổ sung thảo dược, không thuốc kháng sinh... đảm bảo sạch. Vì có sẵn nguồn con giống sạch đảm bảo có thể truy suất nguồn gốc nên việc áp dụng quy trình nuôi theo hướngVietGAP không gặp nhiều khó khăn, giảm rủi ro. Khu vực trang trại được cách ly hoàn toàn, người ra vào đều phải áp dụng các giải pháp sát khuẩn từ hệ thống sát khuẩn khu vực cổng theo kiểu phun sương đến việc mặc đồ bảo hộ, cách ly trước khi vào trang trại... 

Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Hoa Nén (Hoa Nén) gần đây vừa đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, vừa xây dựng bảo tồn, phát triển liên kết tạo vùng nguyên liệu hàng chục ha ở Phong Điền theo hướng VietGAP để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cùng với việc chú trọng quy trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào, Hoa Nén đã đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng, mẫu mã được ban, ngành chức năng xác nhận; đồng thời đăng ký, sử dụng mã vạch do Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (GS1 Vietnam) cấp, có tem chống giả... nên sản phẩm của công ty được khách hàng tin dùng.

Giám đốc Công ty Hoa Nén, anh Trương Văn Bắc cho biết, có được thành công như hiện tại, đơn vị trải qua không ít khó khăn, nhất là thời gian đầu phải kiên trì thực hiện các công đoạn, chứng minh chất lượng sản phẩm bằng thực tế...

Chú trọng về thương hiệu

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Liên hiệp Hội DN tỉnh chia sẻ, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất hiệp định EVFTA thì yếu tố về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã sản phẩm cần phải có. Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu vào thị trường lớn cần chú trọng hơn đến các yếu tố liên quan tới phát triển bền vững, gồm yếu tố về bảo vệ môi trường, nhãn sinh thái, đảm bảo các quy định về lao động, tính xã hội trong sản xuất, kinh doanh…

Nuôi gà thảo dược ở Công ty CP 3F Việt

Tại hội thảo chủ đề “Chính sách đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thừa Thiên Huế” mới đây, PGS.TS. Lê Thị Thu Hà, Giảng viên Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội cho rằng, trong xu thế hội nhập sâu rộng, hàng Việt nói chung và hàng hóa địa phương nói riêng cần đổi mới để cạnh tranh, ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đi đôi với xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, đưa hàng hóa lưu thông ra thị trường lớn.

Hiện nay, các DN địa phương, nhất là các DN nhỏ và vừa cần chú trọng xây dựng chiến lược phát triển dài hơi trong hoạt động kinh doanh, phải sớm thích nghi môi trường “bình thường mới”, trong đó có kế hoạch đầu tư để phát triển thương hiệu. Song song đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ các DN địa phương, nhất là các DN nhỏ và vừa trong phát triển mạng lưới phân phối, quảng bá sản phẩm để các DN có thêm các kênh giao thương, giới thiệu và phân phối sản phẩm...

Nhiều giải pháp để hỗ trợ DN nâng cao chất lượng cạnh tranh, sức mạnh DN nói chung và xây dựng thương hiệu nói riêng từng bước được đẩy mạnh. Mới đây, UBND tỉnh ban hành chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030 nhằm thúc đẩy các DN cạnh tranh, phát triển ổn định trong giai đoạn hiện nay.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Return to top