ClockThứ Sáu, 16/09/2022 15:13

Thay đổi để phát triển bền vững

TTH - Trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng, nhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến khích người nông dân thay đổi tư duy, từ bỏ phương thức sản xuất cũ sang cách sản xuất mới xanh, sạch hơn.

Gốm nhẹ không nung từ trấu và vỏ hàuXây dựng nền nông nghiệp hữu cơ “xanh, sạch và bền vững”

Người dân TP. Huế tập huấn phương thức xử lý rác thải làm phân bón hữu cơ chăm bón cho cây trồng

Theo ông Hoàng Nhật Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh, nhiều năm nay, bà con thường canh tác theo thói quen sử dụng nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), khiến đất sản xuất càng ngày càng khô cằn đi. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân. Hơn nữa khi dư lượng thuốc BVTV quá cao trên sản phẩm dẫn đến rất khó tìm được thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, việc áp dụng các chế phẩm sinh học đã, đang được các hộ nông dân từng bước sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu như phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm xử lý môi trường đất, nước, chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc để thay thế thuốc hóa học, thuốc BVTV.

Vi sinh vật trong chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường. Chế phẩm sinh học còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng, làm cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung. Chế phẩm sinh học có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.

Ở Thừa Thiên Huế thời gian gần đây đã, đang khuyến khích nông dân thay đổi cách sản xuất cũ sang hướng mới xanh và sạch. Hàng trăm mô hình đã hiện hữu trên địa bàn thông qua các tổ chức, doanh nghiệp phối hợp hỗ trợ mà nông dân địa phương đã ứng dụng được kỹ thuật IMO và MEVI (tự ủ phân hữu cơ, làm thuốc BVTV sinh học) vào sản xuất cây trồng và xử lý môi trường trong chăn nuôi. Đơn cử mô hình trồng lúa hữu cơ mỗi vụ từ 100-200ha ở Phú Vang, Phong Điền... được thu mua giá cao, thị trường tín nhiệm. Mô hình chăn nuôi lợn, gà sạch ở TP. Huế, Quảng Điền, Hương Thủy... bước đầu đã thành công.

Tại các diễn đàn hội thảo, tập huấn sản xuất, nuôi trồng ở địa phương gần đây, nhiều chuyên gia nông nghiệp khuyến khích nông dân thay đổi tư duy, "dám" từ bỏ phương thức sản xuất cũ sang cách sản xuất mới, xanh, sạch hơn. Tuy vậy, để thay đổi phương thức trên dĩ nhiên không thể diễn ra trong một sớm một chiều, bởi nó còn lệ thuộc nhiều yếu tố.

Trước hết là cần có định hướng rõ ràng hơn về chính sách, các chương trình chia sẻ, tập huấn, hướng dẫn… cho nông dân có những hiểu biết chuyên sâu, lâu dài hơn về hướng sản xuất xanh, sạch. Khi đã "có hướng" được xem là bước đệm cần thiết để người nông dân thay đổi từ từ và đến lúc nào đó nông sản "đạt chuẩn" xanh, sạch không còn là chuyện ngoài tầm với của đa số nông dân.

Như chia sẻ của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Minh Hoan tại nghị trường Quốc hội vào kỳ họp giữa tháng 6 vừa qua, chuyển từ mô hình sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh, sinh thái, không làm tổn hại môi trường là xu thế tất yếu hiện nay. Bộ, ngành chức năng Trung ương và địa phương tiếp tục đồng hành cùng nông dân để thay đổi và phải thay đổi ngay từ hôm nay để mai sau nhận về "trái ngọt".

Bài, ảnh: Minh Hoài

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Thay đổi để bắt kịp xu hướng mới nổi của ngành du lịch

Một trong những xu hướng mới nổi của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19 là mối quan tâm ngày càng cao đối với du lịch bền vững và tính bền bỉ của du lịch. Theo lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, để phục hồi và phát triển ngành du lịch trong thời kỳ mới, cần nhận thức và suy nghĩ lại về du lịch theo hướng bền vững hơn, chú ý hơn đến tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, quản lý điểm đến và phát triển nguồn nhân lực.

Thay đổi để bắt kịp xu hướng mới nổi của ngành du lịch
Return to top