ClockThứ Bảy, 29/12/2018 07:56

Thay đổi để thích ứng

TTH - Để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), doanh nghiệp (DN) Thừa Thiên Huế đang chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, vươn lên hội nhập và phát triển.

BIDV trao gần 800 suất quà cho người nghèoBIDV hỗ trợ Thừa Thiên Huế 300 triệu đồng khắc phục hậu quả bão số 10BIDV đồng hành cùng “Hành trình đỏ”

Giao dịch ở BIDV Thuận An. Ảnh: Linh Đan

Chủ động từ doanh nghiệp

Là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ tương đối tốt, được đánh giá cao về nền tảng công nghệ thông tin, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng đẩy mạnh công nghệ số, nâng cao chất lượng dịch vụ, cho ra mắt nhiều sản phẩm với phương thức tiếp cận phù hợp, tính bảo mật cao.

Phó Giám đốc BIDV- Chi nhánh Thừa Thiên Huế Nguyễn Lê Hiếu cho biết: Thời gian qua, BIDV tập trung đầu tư mạnh để đổi mới công nghệ, cho ra  nhiều sản phẩm mới, như: mã QR, rút tiền ATM không dùng thẻ, Smart Banking; Internet Banking; giao dịch trực tuyến trên internet hay đầu tư các chương trình liên quan đến phê duyệt tín dụng (dự kiến triển khai đầu quý 1/2019)... Đồng thời, để tiến kịp các ngân hàng trong khu vực và châu Á, BIDV cử cán bộ đi học nước ngoài, tuyển dụng nhân sự giỏi về công nghệ thông tin, xây dựng các chương trình để phục vụ quản trị điều hành của hệ thống, đầu tư nâng cấp hệ thống vận hành...

“Hiện nay, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân đã và đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội lẫn thách thức. Để thích ứng với thời đại 4.0, BIDV đang tiến đến giảm giao dịch tiền mặt, tăng năng suất lao động bằng việc gia tăng giao dịch ngân hàng điện tử, trước mắt các điểm giao dịch điện tử đã thực hiện ở Hà Nội và trong tương lai không xa sẽ triển khai ở Huế”, ông Hiếu cho hay.

Là một trong những DN đã và đang dần có những chuyển đổi để thích nghi với thời đại của một nền kinh tế số, Công ty Scavi Huế chủ động đầu tư thêm máy móc, dây chuyền hiện đại, xây dựng các phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác.

Tổng Giám đốc Scavi Huế Trần Văn Mỹ bày tỏ: “Thời điểm này, những máy móc cần thiết, chúng tôi sẽ đầu tư, những máy móc tự động sẽ chờ chế tạo và Scavi ưu tiên tập trung về tự động hóa. Trước mắt, việc nâng cấp trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ được thực hiện ngay và dự kiến hoàn thành cuối năm 2019.

Theo Tổng Giám đốc Scavi Huế, hiện ngành dệt may đang cạnh tranh số phút lắp ráp, do đó, nếu không đi trước đón đầu, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó trụ vững khi nhiều quốc gia áp dụng công nghệ tự động hóa trong xu thế CMCN 4.0.

Tại Công ty TNHH Sinh Dược phẩm Hera, bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại có xuất xứ từ các nước tiên tiến về dược phẩm, đơn vị chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự để đáp ứng trong thời đại công nghệ số. Giám đốc công ty, ông Phạm Bá Hưng cho hay: “Ngay khi khởi công nhà máy, chúng tôi gửi ngay nguồn dược sĩ ra Hà Nội đào tạo trong thời gian gần 3 năm để đảm bảo nắm vững chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc”.

Đồng hành & hỗ trợ từ địa phương

Thừa Thiên Huế có hơn 4.600 DN đang hoạt động. Những năm qua, cộng đồng DN là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm GRDP của tỉnh, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, với 99% DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nghèo về vốn và yếu về kiến thức quản lý, năng lực hạ tầng cơ sở vật chất của nhiều đơn vị, lĩnh vực còn hạn chế; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở địa phương chưa thích ứng, cơ chế chính sách phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều ràng buộc rào cản...

Việc tiếp cận CMCN 4.0 sẽ đối mặt không ít thách thức về lao động việc làm, lương tiền chênh lệch, phân cực giữa lao động giản đơn và lao động trí óc ngày càng gia tăng... Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Dương Tuấn Anh cho rằng, các DN cần phải có sự kết nối, liên minh với nhau để có thể cùng phát triển và nâng sức cạnh tranh.

Đồng hành cùng hoạt động của DN cũng như trong tiếp cận CMCN 4.0, thời gian qua, tỉnh đã từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh cho DN. Đưa trung tâm hành chính công cấp huyện, trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đi vào hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả, được người dân, tổ chức và DN đồng tình, ủng hộ; tạo chuyển biến căn bản về xây dựng chính quyền điện tử để giảm thời gian và chi phí cho DN.

Tỉnh xây dựng hoàn thành và triển khai thực hiện đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh; chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin dịch vụ công. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, lãnh đạo tỉnh đang bám sát chủ trương của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và cam kết luôn đồng hành, lắng nghe, gặp gỡ, kịp thời trao đổi tháo gỡ khó khăn cho DN. Bên cạnh đó là những hỗ trợ thiết thực đối với cộng đồng DN nhằm nâng tầm công tác quản trị DN, như: hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn mác thương hiệu và ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại, thẻ giao dịch điện tử, đăng ký kinh doanh điện tử, dịch vụ điện tử, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, giảm tối đa thời gian giao dịch cho DN...

LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Return to top