ClockThứ Hai, 30/11/2020 16:19

Thay đổi diện mạo các khu dân cư

TTH - Từ việc lồng ghép xây dựng nếp sống văn minh đô thị (VMĐT) vào phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), phường An Đông, TP. Huế tạo ra nhiều phong trào và mô hình thiết thực, góp phần thay đổi diện mạo, đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh môi trường ở các khu dân cư.

Gắn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với thực hiện nếp sống văn minh đô thịXây dựng mô hình văn hóa đô thị

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã tạo ra nhiều con đường hoa, góp phần thay đổi diện mạo phường An Đông

An Đông là phường nằm ở cửa ngõ phía nam TP. Huế, là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn của thành phố, của tỉnh đầu tư trên địa bàn, góp phần tạo bộ mặt khang trang cho đô thị.

Cùng với việc phát triển đô thị, trên địa bàn xuất hiện khá nhiều nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí nên công tác đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), an toàn giao thông và vệ sinh môi trường luôn là vấn đề cốt lõi mà lãnh đạo phường quan tâm.

Lồng ghép xây dựng nếp sống VMĐT vào phong trào TDĐKXDĐSVH đã tạo chuyển biến trong việc thực hiện nếp sống VMĐT, xây dựng môi  trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Từ đó, nhiều phong trào thi đua, như "Ngày Chủ nhật xanh", mô hình “Dùng sọt rác ở các hộ kinh doanh hàng ăn nhỏ lẻ”, “Đốt vàng mã trong thùng”, “Thứ 7 tình nguyện”… trở thành phong trào chung trong toàn cộng đồng, tác động tích cực đến nhận thức của người dân, làm thay đổi diện mạo của phường trên các lĩnh vực về TTĐT, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Trong đó, phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" được xem là điển hình của TP. Huế khi đã huy động được sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

Theo lãnh đạo phường An Đông, xây dựng gia đình văn hóa là hạt nhân của phong trào, có ý nghĩa lan tỏa đến các nội dung, các phong trào văn hóa trên địa bàn. Đến nay, UBND TP. Huế công nhận 16/16 “Tổ dân phố văn hóa”, UBND phường công nhận 3.754/3.830 hộ “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 98%.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường An Đông Trần Thị Tường Vy, nhiều năm qua, công tác xây dựng và thực hiện nếp sống VMĐT được phường lồng ghép với việc triển khai phong trào, triển khai xây dựng quy chế văn hóa nơi công sở đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ công chức và người dân trong quá trình thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật. Ý thức của người dân trong việc cưới, tang và lễ hội từng bước được nâng cao, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được đẩy lùi và xóa bỏ.

Bà Vy cho biết, đến nay, phường đã vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường kiệt tại các tuyến kiệt 115 Tôn Quang Phiệt; kiệt 1, 2, 15, 27 và kiệt 39 Hoàng Quốc Việt với diện tích ước khoảng 2.000m2, góp phần tạo mỹ quan đô thị, đường thông hè thoáng. Mới đây, phường đã xã hội hóa kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và người dân tham gia ngày công và hơn 100 triệu đồng xây dựng điểm xanh Phạm Ngọc Thạch với diện tích 150m2, tạo điểm vui chơi giải trí cho người dân và trẻ em trên địa bàn phường. 

Năm 2021, An Đông tiếp tục tăng cường xây dựng các phong trào và mô hình, như phong trào thi đua “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm khơi dậy tinh thần cộng đồng chung tay vì TP "Xanh - Sạch - Sáng"; mô hình “Đốt vàng mã trong thùng”, “Vận động phụ nữ tham gia chiếu sáng ngõ xóm”…, đồng thời đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đất san nền khu dân cư lẫn nhiều đá

Nhiều khối lượng đất san nền Dự án hạ tầng kỹ thuật (HTKT) Khu dân cư OTT4 thuộc khu E - đô thị mới An Vân Dương nằm trên địa bàn phường Thủy Dương và xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) bị lẫn nhiều đá tảng khiến nguy cơ ảnh hưởng chất lượng nền móng sau này.

Đất san nền khu dân cư lẫn nhiều đá
Thay đổi để bắt kịp xu hướng mới nổi của ngành du lịch

Một trong những xu hướng mới nổi của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19 là mối quan tâm ngày càng cao đối với du lịch bền vững và tính bền bỉ của du lịch. Theo lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, để phục hồi và phát triển ngành du lịch trong thời kỳ mới, cần nhận thức và suy nghĩ lại về du lịch theo hướng bền vững hơn, chú ý hơn đến tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, quản lý điểm đến và phát triển nguồn nhân lực.

Thay đổi để bắt kịp xu hướng mới nổi của ngành du lịch

TIN MỚI

Return to top