ClockThứ Ba, 09/08/2016 05:46

Thay đổi tư duy quản lý doanh nghiệp bằng hỗ trợ doanh nghiệp

TTH - Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 do UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức diễn ra sáng 8/8, nhiều doanh khẳng định, sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược để kêu gọi, liên kết thêm các nhà đầu tư khác đến Huế tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh phát triển.

Đến dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch..., các địa phương liên quan; Tham tán Đại sứ Quán Lào tại Việt Nam và gần 500 đại biểu, doanh nghiệp trong cả nước.

Về phía tỉnh, có các ông: Lê Trường Lưu, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban ngành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh;…

Hội nghị thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Giúp nhà đầu tư tiếp cận dự án tốt nhất

Phát biểu chào mừng tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế, là “Thành phố văn hóa ASEAN”, “TP bền vững môi trường ASEAN”…, là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ…

Hội nghị đã chứng kiến lễ trao 16 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 7.744 tỷ đồng và ký 6 thỏa thuận hợp tác giữa lãnh đạo tỉnh với các đối tác, nhà đầu tư. Ngoài ra, BIDV cũng ký kết thỏa thuận tài trợ 7 tỷ đồng cho quy hoạch du lịch tỉnh và ký kết các thỏa thuận, hợp đồng nguyên tắc tài trợ vốn tín dụng cho 7 dự án, với tổng mức đầu tư 4.558 tỷ đồng, đồng thời cam kết dành 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp đến Huế vay vốn đầu tư dự án.

Từ những lợi thế đó, cùng với sự hỗ trợ, đầu tư từ phía doanh nghiệp, Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, với mục đích đưa Thừa Thiên Huế trở thành đô thị ngày càng phát triển nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu xanh, thân thiện với môi trường. Tuy thế, Huế hiện còn khá nhiều tiềm năng, thế mạnh về cả tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật và con người chưa được đầu tư, khai thác, sử dụng. Do đó, Thừa Thiên Huế mong muốn được tiếp đón các nhà đầu tư đến Huế tìm kiếm cơ hội và rót vốn đầu tư.

Trong phát biểu định hướng đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nêu rõ, Thừa Thiên Huế hiện ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch - dịch vụ, kết cầu hạ tầng, ngành công nghiệp phụ trợ,… nhằm phát triển kinh tế-xã hội Thừa Thiên Huế tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Trong đó, tập trung kêu gọi các dự án đầu tư tại Chân Mây - Lăng Cô, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, các khu công nghiệp và cả các khu đất vàng trên địa bàn TP. Huế...

Ông Nguyễn Văn Cao cũng cam kết, sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhất để doanh nghiệp triển khai dự án hiệu quả. Lãnh đạo tỉnh  luôn sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn và xử lý kịp thời các vướng mắc, giúp nhà đầu tư tiếp cận dự án tốt nhất.

Điều khiến các đại biểu, doanh nghiệp tại hội trường vỗ tay tán thưởng đó là tư duy đổi mới của lãnh đạo tỉnh, khi ông Nguyễn Văn Cao nêu quan điểm, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi tư duy quản lý doanh nghiệp bằng hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển. Đây cũng là chủ trương xuyên suốt trong quá trình kêu gọi đầu tư vào Thừa Thiên Huế từ nay trở về sau.

Từ trái qua: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao trao đổi tại hội nghị

Thu hút nhà đầu tư chiến lược

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung khẳng định, muốn phát triển, Thừa Thiên Huế phải thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Nếu không thu hút được nhiều, ít nhất cũng có vài nhà đầu tư, nhằm tạo cái nhìn mới đối với các nhà đầu tư khác.

Đồng quan điểm đó, ông Vũ Quang Bảo, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Bitexco nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế cần thay đổi tư duy theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Sau khi thực hiện dự án đầu tư tại Huế, bản thân ông nhận thấy, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều đổi mới và không chỉ ông mà cộng đồng doanh nghiệp đến Huế đầu tư khá hài lòng về điều này.

Hội nghị còn nghe khá nhiều các ý kiến, hiến kế của các chuyên gia, doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và thu hút đầu tư. Trong đó, có doanh nghiệp cam kết sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược và đến Huế đầu tư trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, Thừa Thiên Huế cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện đạt mục tiêu trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương và hội nghị lần này là một trong những cơ hội để thực hiện điều đó.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho hay, đã có chỉ đạo với BIDV đưa hội nghị xúc tiến đầu tư vào Thừa Thiên Huế là kế hoạch thường niên. Đồng thời, đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần có tuyên bố chính sách và cam kết rõ ràng, cụ thể hơn danh mục các dự án đầu tư ở các hội nghị sau.

Với từng lĩnh vực phát triển cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, du lịch Thừa Thiên Huế phải khắc phục nhược điểm nói chung của du lịch Việt Nam, giàu tiềm năng nhưng ít khả năng. Phải biến tiềm năng thành khả năng và biến khả năng thành hiện thực, mới mong trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Về lĩnh vực công nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huế nhấn mạnh, không nhất thiết phải tìm những nhà đầu tư lớn. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng sản xuất những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội là lựa chọn tốt cho Thừa Thiên Huế.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, sau hội nghị xúc tiến đầu tư 2016, Thừa Thiên Huế cần tổ chức các hội nghị chuyên đề về phát triển khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, gặp gỡ, làm việc trực tiếp với một số nhà đầu tư chiến lược, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của tỉnh trong kêu gọi đầu tư.

Chuyên gia kinh tế, TS Trần Du lịch: Phát triển vùng du lịch kết nối

Muốn phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế phải thay đổi cách làm cũ, thay  phát triển từng điểm, khu du lịch bằng phát triển vùng du lịch kết nối với Đà Nẵng, Quảng Bình…, kể cả với Thái Lan và một số nước khác. Du lịch cơ bản phải giải quyết được bài toán: ở đâu, ăn gì, hưởng thụ như thế nào và mua cái gì làm quà? Nếu giải quyết được tất cả các câu hỏi này, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ hút khách.

Để làm được điều đó, ngoài nỗ lực của tỉnh, cần thu hút được các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đi đầu. Cần thiết phải loại bỏ những doanh nghiệp đăng ký dự án để chiếm đất mà không đầu tư. Nếu để doanh nghiệp làm ăn không chân chính hoạt động chắc chắn sẽ không có đất do doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên: Chủ động mời gọi

Để có nhà đầu tư chiến lược, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cần mời gọi, săn lùng, chứ đừng đợi nhà đầu tư đến Huế. Tâm thế của nhà đầu tư mời gọi, tìm kiếm khác với nhà đầu tư tự đến. Do thế, hiệu quả đầu tư sẽ khác biệt và theo chiều hướng tốt hơn, có lợi hơn cho Huế.

Điều đó có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kêu gọi đầu tư, kể cả du lịch, phát triển đô thị, hạ tầng, Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô.

Với du lịch, cần ưu tiên đầu tư các dự án đẳng cấp, mang thương hiệu để nâng tầm du lịch Huế. Các dự án phát triển đô thị cần ưu tiên phát triển đô thị Huế về phía Nam để đối đẳng với Cố đô ở phía Bắc, nhằm tạo ra sự hấp dẫn, thú vị để thu hút du lịch.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG: Sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược

Tập đoàn BRG hoạt động ở các lĩnh vực ngân hàng, sân golf, bất động sản, khách sạn, tài chính… và đã đầu tư khá nhiều dự án ở trong nước.

Đến Huế lần này, BRG mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh nêu các quan điểm của mình trong việc kêu gọi đầu tư, nhất là chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, thay vì quản lý doanh nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của Huế và sẽ đầu tư dự án khách sạn 5 sao trong thời gian tới.

BRG hy vọng, tỉnh Thừa Thiên Huế tạo hành lang pháp lý thông thoáng, bàn giao mặt bằng sạch, điện, nước đến chân dự án cho nhà đầu tư để nhà đầu tư triển khai thuận lợi.

Linh Đan (thực hiện)

Bài: Tâm Huệ - Ảnh: Võ Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top