Thế giới

Thế giới: Biến thể Delta trì hoãn kế hoạch trở lại bình thường

ClockChủ Nhật, 11/07/2021 09:08
TTH.VN - Các quốc gia trên toàn cầu đã ghi nhận những mức cao mới về số ca nhiễm và số ca tử vong, và đã tái áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 trong ngày 10/7, khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao khiến các Chính phủ phải trì hoãn kế hoạch trở lại bình thường.

Đa dạng hoá nguồn vaccine và nguồn lực để bảo vệ người dân tốt hơnTiêm vaccine đầy đủ, cung cấp khả năng bảo vệ 69% chống lại biến thể DeltaBiến thể Delta: Những quốc gia châu Á nào bị ảnh hưởng nặng nề hơn?

Người dân đi qua một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại thị trấn Blackburn, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, đang lan rộng trên toàn cầu, trong bối cảnh các quốc gia đang chạy đua để tiêm phòng cho người dân nhằm ngăn chặn những đợt bùng phát mới, cũng như cho phép nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày được phục hồi.

Ngày 10/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được mục tiêu cung cấp đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho 70% dân số trưởng thành của khối này.

Cụ thể, chương trình mua vaccine chung của EU, do Chủ tịch EC Ursula von der Leyen điều hành, đã phân phối 330 triệu liều vaccine BioNTech-Pfizer, 100 triệu liều vaccine từ AstraZeneca, 50 triệu liều vaccine từ Moderna, và 20 triệu liều vaccine từ Johnson & Johnson.

Trong đó, tất cả các loại vaccine, ngoại trừ vaccine của Johnson & Johnson, đều cần 2 mũi tiêm để đạt hiệu quả đầy đủ. Được biết, EU là nơi sinh sống của khoảng 366 triệu người trưởng thành.

"Cuối tuần này, chúng tôi đã giao đủ vaccine cho các quốc gia thành viên để tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 70% dân số trưởng thành trong tháng này. Vào ngày 11/7, khoảng 500 triệu liều vaccine sẽ được phân phối cho tất cả các khu vực của châu Âu", bà Ursula von der Leyen nói thêm.

Tiếp đó, Chủ tịch EC nhấn mạnh: "COVID-19 vẫn chưa bị đánh bại. Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị để tiếp tục cung cấp vaccine, cũng để chống lại các biến thể mới. Giờ đây, các quốc gia thành viên phải làm mọi việc có thể nhằm đảm bảo hoạt động tiêm chủng tiến triển. Chỉ khi đó, tất cả chúng ta mới được an toàn".

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), tỷ lệ người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ ở EU và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) vẫn chỉ ở mức 44,1%.

Cũng trong ngày 10/7, Hàn Quốc đã báo cáo 1.378 ca nhiễm COVID-19 mới, đây là mức cao kỷ lục trong ngày thứ 3 liên tiếp ở quốc gia này. Từ ngày 12/7, các hoạt động tập trung trên 2 người sẽ bị cấm sau 18h; các trường học, quán bar và câu lạc bộ sẽ đóng cửa.

Tại Pakistan, Trung tâm Chỉ huy và Tác chiến Quốc gia Pakistan cho biết trong một tuyên bố: "Chúng ta có thể phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm nếu không thực hiện các bước để kiểm soát biến thể Delta".

Đất nước với khoảng 215 triệu dân này phần lớn đã thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất của đại dịch, với dưới 1 triệu ca nhiễm được ghi nhận và khoảng 23.000 ca tử vong; song, các ca bệnh đang gia tăng trở lại.

Tại khu vực Catalan, Tây Ban Nha, sau khi số ca nhiễm gia tăng "theo cấp số nhân" trong những ngày gần đây, các quan chức khu vực nhận định, họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tái áp dụng các biện pháp hạn chế.

Trong đó, các câu lạc bộ đêm sẽ đóng cửa, kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính hoặc bằng chứng đã tiêm chủng sẽ được yêu cầu khi tham gia vào các hoạt động ngoài trời với hơn 500 người tham dự.

"Đại dịch vẫn chưa kết thúc, các biến thể mới rất dễ lây lan, và chúng tôi vẫn còn một bộ phận đáng kể dân số chưa được tiêm phòng", bà Patricia Plaja, phát ngôn viên của chính quyền khu vực lưu ý trong một cuộc họp báo.

Trong khi đó, Nga ngày 10/7 thông báo rằng, các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng và quốc gia này đã ghi nhận kỷ lục mới về số ca tử vong hàng ngày, với 752 ca tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong được ghi nhận tại Nga lên 142.253 người. Trên cả nước, 25.082 ca nhiễm mới cũng đã được báo cáo, điều này đồng nghĩa rằng, quốc gia này đã có tổng cộng hơn 5,7 triệu ca nhiễm.

Trong một động thái liên quan trước đó vào ngày 9/7, Senegal, EU, Mỹ, một số Chính phủ châu Âu và các đối tác khác đã ký kết một thỏa thuận tại thủ đô Dakar của Senegal, nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở quốc gia Tây Phi này.

Bên cạnh đó, Cuba đã phê duyệt vaccine Abdala sản xuất trong nước để sử dụng khẩn cấp, đây là loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Mỹ Latinh được bật đèn xanh, đồng thời cũng là cứu cánh khả dĩ cho một khu vực đang cố gắng chống lại đại dịch.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP, Yonhap & Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top