Thế giới

Thế giới đồng loạt lên án các vụ tấn công man rợ

ClockThứ Bảy, 27/06/2015 21:19
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon và các nhà lãnh đạo từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha … đang cực lực lên án các cuộc tấn công "man rợ" xảy ra hôm 26/6 tại cả 3 nước Pháp, Kuwait và Tunisia, đồng thời tuyên bố những kẻ có liên quan phải đối mặt với công lý.

 
Nhân viên cứu hộ và y tế Tunisia vận chuyển thi thể của nạn nhân xấu số sau vụ xả súng hàng loạt ở khu nghỉ mát Sousse - Ảnh: AFP

Các nhà lãnh đạo LHQ và Mỹ dẫn đầu một diễn đàn quốc tế thể hiện sự phẫn nộ và lên án một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Pháp, Kuwait và Tunisia hôm 26/6 làm hàng chục người thiệt mạng.

Nhà Trắng bày tỏ tình đoàn kết giữa các quốc gia cùng với tuyên bố "chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố" và cung cấp cho cả 3 nước "bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào". Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được thông báo về các cuộc tấn công trải dài khắp châu lục, xảy ra vào ngày cầu nguyện trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đồng loạt lên án các vụ tấn công "ghê tởm", cam kết sẽ duy trì một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa khủng bố man rợ.

Tổng thống Pháp Francois Hollande và nhà đồng cấp Tunisia, ông Beji caid Essebsi bày tỏ sự đoàn kết trước "hiểm họa" của chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng tuyên bố tăng cường an ninh lên mức cao nhất có thể trong vùng Lyon, nơi xảy ra vụ tấn công vào nhà máy khí đốt.

Thủ tướng Tunisia Habib ESSID tuyên bố, nước này sẽ đóng cửa khoảng 80 nhà thờ Hồi giáo bị buộc tội kích động bạo lực, trong một phản ứng mạnh mẽ sau cuộc tấn công ở bãi biển khiến 39 người thiệt mạng.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy là một trong những người đầu tiên phản ứng trước tin tức về các cuộc tấn công tại Pháp. "Những hành động man rợ sẽ phải đối mặt với sự đoàn kết giữa các nhà dân chủ," ông viết trong một tin nhắn trên Twitter.

Tây Ban Nha, quốc gia có chung biên giới với miền tây nam nước Pháp đã nhanh chóng nâng mức cảnh báo khủng bố từ mức trung bình lên mức cao.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định, các cuộc tấn công "cho thấy những thách thức chúng ta phải đối mặt khi nói đến cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan".

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron gọi các cuộc tấn công là kết quả của "hệ tư tưởng lầm lạc".

Người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini kêu gọi, “thế giới Ả Rập và châu Âu hãy chung sống trong thống nhất. Người Ả Rập, người châu Âu, người Hồi giáo, người không theo Hồi giáo, chúng ta đang cùng nhau trên cùng một thuyền.”

Người đứng đầu EU Donald Tusk nói rằng, các cuộc tấn công ở Tunisia không chỉ gây ảnh hưởng cho khách du lịch nước ngoài, mà còn tác động đến "an ninh của toàn khu vực và sự an toàn của châu Âu trong thời gian dài."

Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã mô tả Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) như "một căn bệnh ung thư" và kêu gọi phá hủy các trại huấn luyện của chúng.

Thủ tướng Canada Stephen Harper cho biết, ông "rất buồn và tức giận” và đã dành cả ngày hôm qua để tìm hiểu về các cuộc tấn công khủng bố nói trên.

Chính phủ Argentina, Mexico và Brazil cũng nằm trong số những quốc gia lên án mạnh mẽ các vụ tấn công.

Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz có nhận định xa hơn, khi nói về một "cuộc đấu tranh giữa thế giới văn minh và sự man rợ của các phần tử thánh chiến.”

Các giáo sĩ Hồi giáo cũng lên án các cuộc tấn công khi nói rằng, chúng đã gây thiệt hại “không kể xiết” cho hình ảnh của Hồi giáo.

Hôm qua 26/6, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại 3 nước Pháp, Tunisia và Kuwait. Trong đó, một thi thể nạn nhân bị chặt đầu được tìm thấy tại một nhà máy khí đốt của Mỹ ở miền đông nam nước Pháp. Trong khi ở Tunisia, các tay súng giết chết ít nhất 39 người tại một khu nghỉ mát trên bãi biển thường xuyên thu hút khách du lịch châu Âu. Và ít nhất 25 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát mà các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) IS đã tuyên bố thực hiện tại Kuwait.

 

Lê Thảo (lược dịch từ AFP, BBC & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top