Thế giới Thế giới
Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (5/7) cho biết 5.322 ca mắc bệnh đậu khỉ đã được xác nhận trên thế giới thông qua các kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đợt bùng phát hiện tại, trong đó 85% số ca bệnh là ở châu Âu.
Một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters/TTXVN
“Từ ngày 1/1 đến ngày 30/6 năm nay, chúng ta có 5.322 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận trong phòng thí nghiệm và một trường hợp tử vong”, phát ngôn viên của WHO Fadela Chaib nói với các phóng viên tại Geneva.
Từ đầu tháng 5, WHO đã được báo cáo về sự gia tăng các ca bệnh đậu mùa khỉ kể bên ngoài các nước ở Tây và Trung Phi - nơi căn bệnh này đã lưu hành từ lâu.
Theo WHO, chỉ trong 8 ngày từ 22/6 - 30/6, số ca bệnh mới đã tăng 56%. Trước đó, số liệu của WHO cho thấy đã có 3.413 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo tính đến ngày 22/6.
Bà Chaib cũng cho biết các ca nhiễm hiện đã được ghi nhận ở 53 quốc gia, trong đó 85% là ở châu Âu, tiếp đến là khu vực châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
Hiện WHO vẫn tiếp tục yêu cầu các quốc gia đặc biệt chú ý đến các trường hợp mắc đậu mùa khỉ để cố gắng ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh.
Mặc dù số ca mắc bệnh đang tăng lên nhanh chóng, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa ấn định ngày triệu tập cuộc họp lần 2 của ủy ban khẩn cấp để thảo luận về tình hình bệnh đậu mùa khỉ.
Theo WHO, hầu hết các ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cho đến nay đều được quan sát thấy ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, ở độ tuổi thanh niên và chủ yếu là ở các khu vực thành thị. Các triệu chứng ban đầu bình thường của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt cao, sưng hạch bạch huyết và phát ban giống như bệnh thủy đậu.
Vào ngày 23/6, WHO đã triệu tập một ủy ban khẩn cấp gồm các chuyên gia để đánh giá về sự nghiêm trọng của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay và nhất trí với nhận định đây chưa phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) - mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra.
Tuy nhiên, WHO thừa nhận tính chất khẩn cấp của đợt bùng phát và cho biết việc kiểm soát sự lây lan hơn nữa của các ca mắc đậu mùa khỉ đòi hỏi những nỗ lực ứng phó mạnh mẽ.
Được biết, uỷ ban khẩn cấp có thể triệu tập lại bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào sự thay đổi của tình hình nhiễm bệnh.
Trước đó, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Henri Kluge đã kêu gọi các chính phủ và xã hội dân sự “tăng quy mô nỗ lực” để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Theo Tiến sĩ Kluge, “hành động khẩn cấp và phối hợp là bắt buộc nếu muốn tạo ra bước ngoặt trong cuộc đua nhằm đảo ngược sự lây lan đang diễn ra của căn bệnh này”.
WHO cho biết căn bệnh này có thể gây tử vong, nhưng vaccine đậu mùa có thể bảo vệ và một số loại thuốc kháng virus đậu mùa khỉ cũng đang được phát triển.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Straitstimes)
- Cần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương (19/08)
- Anh vạch lộ trình sử dụng xe tự lái vào năm 2025 (19/08)
- Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm (19/08)
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát