Thế giới

Đồng nhân dân tệ giảm giá có tác động gì với thế giới ?

ClockThứ Năm, 20/08/2015 07:37
TTH - Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã gây sốc cho thị trường tài chính toàn cầu khi bất ngờ cắt giảm 2% tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ (NDT) vào hôm 11/8 và liên tục phá giá thêm đồng tiền này trong 2 ngày tiếp theo (12 & 13/8) với mức tương ứng 1,6% và 1,1%. Với động thái này, đồng NDT đã giảm giá mạnh nhất trong lịch sử và xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm, gây ra nhiều tác động đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
 

Mặc dù cuộc khủng hoảng NDT hồi tuần trước đã dần đi vào ổn định từ ngày 14/8, sau khi PBoC tăng nhẹ tỷ giá tham chiếu nhưng quyết định giảm giá đồng tiền này của Bắc Kinh, cùng với sự tăng giá của đồng USD, thực sự đã tạo nên sự biến động lớn trong thị trường tài chính thế giới tuần qua, đặc biệt ở khu vực châu Á. Thị trường Mỹ và châu Âu nói chung cũng phải chịu nhiều tác động trước sự bất ổn trong chính sách điều hành kinh tế của Trung Quốc và viễn cảnh không mấy lạc quan của thị trường hàng hóa. Điều này thực sự cũng sẽ gây tác động không tốt cho những nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa như Úc, Brazil, Nga...và các nước Trung Đông.

Ảnh hưởng đến kế hoạch tăng lãi suất của FED?

Hãng tin tài chính uy tín Bloomberg ngày 18/8 dẫn lời chiến lược gia Boris Schlossberg cho rằng, việc Trung Quốc bất ngờ giảm giá đồng NDT là một sự thừa nhận của kinh tế yếu kém và có thể sẽ làm trì hoãn thời gian tăng tỷ lệ lãi suất dự kiến của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED.

Theo ông Schlossberg, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Đồng NDT giảm sẽ hạ giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và khiến giá hàng xuất khẩu của Mỹ tăng lên cao, làm dấy lên lo ngại về vấn đề giảm phát ở Mỹ.

Thực tế, việc điều chỉnh đồng tiền của Trung Quốc sẽ không thể thay đổi phán quyết của FED về việc tăng lãi suất nếu cơ quan này hoàn toàn tin tưởng vào nền tảng kinh tế của Mỹ. Trong khi các nhà phân tích thuộc JP Morgan cho rằng, tiến trình thay đổi lãi suất vẫn sẽ nằm trong chương trình dự kiến vào tháng 9 tới của FED, thì chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius nhận định rằng “FED có lý do để chờ đến sau tháng 9/2015” mới thực hiện việc tăng lãi suất.

Tác động đến các nước châu Á

Bên cạnh các vấn đề nói trên, việc đồng NDT suy yếu sẽ gây tác động tiêu cực lên các nước có hệ thống xuất khẩu tương tự Trung Quốc, nhất là ở các nước châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan..., Trưởng ban Chiến lược của Ngân hàng Credit Suisse đưa ra nhận định với đài CNBC Ấn Độ. “Vì thế, đây là những nước sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất nếu đồng NDT tiếp tục giảm giá, khi áp lực cạnh tranh và giá thành sản phẩm của họ tăng lên ở thị trường Trung Quốc”.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng, các nền kinh tế châu Á khác sẽ hạ giá đồng nội tệ nước mình nhằm duy trì sức cạnh tranh với Trung Quốc, từ đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ trong khu vực. Tuần trước, đồng Won của Hàn Quốc, đồng Ringgit của Malaysia và đồng Rupiah của Indonesia đều đồng loạt giảm giá so với đồng USD.

Các nhãn hàng nội địa của Nhật Bản tỏ ra lo ngại khi hàng hóa từ Trung Quốc tràn vào gây ra những thách thức hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp trong nước. Hãng tin AP dẫn lời một đại diện của tập đoàn Kobe Steel nói rằng, “chúng tôi lo ngại việc đồng NDT giảm giá có thể ảnh hưởng đến thị trường Nhật Bản do việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc”.

Về phía Hàn Quốc, các chuyên gia cho rằng việc đồng NDT trượt giá kéo dài có thể làm suy giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của nước này. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm đến 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Do sự phụ thuộc cao như vậy, nên bất kỳ biến động giảm giá nào của đồng NDT cũng đều làm tăng giá thành các mặt hàng xuất khẩu của Seoul sang Bắc Kinh, khiến sức cạnh tranh của hàng hoá nước này suy giảm. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Han Jae-jin thì về lâu dài, những khó khăn này có thể biến thành cơ hội tuyệt vời cho Hàn Quốc, vì một khi kinh tế Trung Quốc trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh thì quốc gia xuất khẩu hàng hóa trung gian lớn cho Trung Quốc như Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

Đối với Việt Nam, quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới thuộc Viện Nghiên cứu chính trị thế giới cho rằng, hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam đã rẻ nay lại càng rẻ hơn và Việt Nam sẽ càng nhập siêu mạnh từ Trung Quốc. Trong khi đó, hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc sẽ đắt hơn, khiến sức cạnh tranh của hàng Việt tại nước này giảm xuống. Tuy nhiên, với một số mặt hàng mà Việt Nam chưa sản xuất được, buộc phải nhập khẩu từ Trung Quốc như máy móc, nguyên liệu đầu vào của các ngành dệt may, giày da... sẽ được hưởng lợi từ sự điều chỉnh giảm này của PBoC do được mua hàng giá rẻ.

Tố Quyên (Tổng hợp & lược dịch từ CNBC, Bloomberg & WSJ)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành hàng không gặp thách thức về tái thiết sau đại dịch

Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh nhận định, ngành hàng không đang phải đối mặt với những thách thức không lường trước được trong việc tái xây dựng sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19, cũng như những tác động về chuỗi cung ứng.

Ngành hàng không gặp thách thức về tái thiết sau đại dịch
Hợp tác ASEAN – Trung Quốc để thúc đẩy phát triển bền vững có thể là tấm gương cho thế giới

Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu cấp thiết về phát triển xanh đã và đang được quan tâm đáng kể. Khi các quốc gia vật lộn với những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã và đang nổi lên như những bên đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh.

Hợp tác ASEAN – Trung Quốc để thúc đẩy phát triển bền vững có thể là tấm gương cho thế giới
Ấn Độ khôi phục giao thông đoạn đường sắt bị tai nạn

Giao thông đường sắt đã được nối lại theo cả hai chiều tại địa điểm xảy ra vụ đâm 3 đoàn tàu hồi ngày 2/6 ở bang Odisha, miền đông Ấn Độ, cướp đi sinh mạng của 275 người, Bộ Đường sắt liên bang ngày 5/6 thông tin.

Ấn Độ khôi phục giao thông đoạn đường sắt bị tai nạn
Return to top