Thế giới

Đức làm trung gian giải quyết món nợ 3 tỷ USD của Ukraine với Nga

ClockThứ Tư, 16/12/2015 15:57
TTH.VN - Hãng Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko cho biết Đức đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về món nợ 3 tỷ USD của Kiev. 

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Theo bà Yaresko, Kiev vẫn duy trì liên lạc với Moskva với sự giúp đỡ của đối tác Đức. 

Năm 2013, Nga đã mua các trái phiếu trị giá 3 tỷ USD của Ukraine phát hành trên thị trường châu Âu bằng tiền lấy từ Quỹ phúc lợi quốc gia.

Các trái phiếu này đáo hạn ngày 20/12, tuy nhiên Kiev tuyên bố muốn cơ cấu lại khoản nợ như chủ nợ tư nhân. 

Moskva không đồng ý với đề nghị này, khẳng định đó là nợ nhà nước. Sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đề nghị lui hạn thanh toán khoản nợ sang năm 2016. 

Tuy nhiên, Nga đã đề xuất các điều kiện thuận lợi hơn - thanh toán trong vòng 3 năm, mỗi năm 1 tỷ USD, dưới sự bảo lãnh của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay IMF. 

Tiếp đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 9/12 tuyên bố Nga sẽ kiện Ukraine nếu Kiev không thanh toán nợ đúng hạn.

Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk sau đó tuyên bố nước này không có ý định trả nợ nếu Nga không chấp nhận tái cơ cấu nợ./.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh

Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc giám sát nước thải có thể được xem như một dụng cụ đo lường nhanh chóng và chính xác đối với dịch bệnh trong dân số, nên được sử dụng như một công cụ để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh
Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 22/3 đăng tải bài viết cho hay, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu; song, cũng tạo ra cơ hội lớn cho khu vực Đông Nam Á để theo đuổi tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Return to top