Thế giới

Không khí sạch hơn có thể cứu sống 2 triệu người/năm

ClockThứ Tư, 17/06/2015 18:09
TTH.VN - Tờ AFP hôm nay (17/5) dẫn lời một nghiên cứu vừa được công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra bởi các hạt vật chất nhỏ bé có thể xâm nhập sâu vào phổi dẫn đến 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm; song, các giải pháp làm sạch không khí sẽ cứu sống 2 triệu người/năm.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc làm sạch không khí không chỉ ở các khu vực bẩn nhất thế giới mà ngay trong những môi trường sạch hơn như Mỹ, Canada và châu Âu", tác giả Julian Marshall, Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Khoa học Môi trường & Công nghệ.

Nhóm nghiên cứu chứng minh rằng, việc đáp ứng các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường của WHO ở những khu vực có không khí bẩn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có thể cứu sống đến 1,4 triệu sinh mạng. Ngoài ra, việc đáp ứng các chỉ tiêu trong khu vực ít bị ô nhiễm có thể làm giảm tử vong sớm do ô nhiễm không khí của hơn nửa triệu người/năm.

Khói thải dày đặc ở Delhi, Ấn Độ - Ảnh: GettyImages

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Joshua Apte, Đại học Texas (Mỹ) tập trung nghiên cứu các hạt vật chất lơ lửng có kích thước nhỏ hơn 2,5 micron; loại hạt này được cho là nguyên nhân gây nên bệnh tim, đột quỵ và các bệnh về phổi như khí phế thũng và ung thư.

Những hạt này được tạo ra từ việc đốt than ở các nhà máy điện, khí thải từ xe hơi và khí thải công nghiệp. Ở những nước có thu nhập thấp, chúng được hình thành khi đốt cháy than, củi, các nhiên liệu khác để nấu ăn và sưởi ấm.

Trên thế giới, hầu hết con người sống trong môi trường có 10 microgram hạt vật chất/lít không khí, nồng độ an toàn theo khuyến cáo của WHO. Nhưng tại nhiều khu vực ở Ấn Độ và Trung Quốc, nồng độ này có thể lên đến 100 microgram.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, mô hình làm sạch không khí có thể góp phần vào việc thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top