Thế giới

Mỹ dự định tiếp tục tuần tra thường xuyên ở Biển Đông

ClockThứ Tư, 28/10/2015 14:44
TTH.VN - Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đã bị tàu Trung Quốc “bám đuôi” ở một khoảng cách an toàn khi tuần tra ở Biển Đông nhưng không bị cản trở gì.

 Theo Reuters, thông tin trên được một quan chức Mỹ đưa ra ngày 27/10 và cho biết, việc tuần tra của tàu USS Lassen được coi là hành vi “đi qua vô hại” và sẽ được tiến hành thường xuyên hơn ở Biển Đông trong tương lai.

“Các cuộc tuần tra như thế này không thể bị coi là khiêu khích được”, quan chức này nói. 

my du dinh tiep tuc tuan tra thuong xuyen o bien dong hinh 0
Tàu USS Lassen (hàng đầu). Ảnh AP

Quan chức này cho biết, tàu USS Lassen đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh bãi Subi chứ không đi vào khu vực này ở bãi Vành Khăn.

Cũng theo quan chức này, trong vài tuần qua Hải quân Trung Quốc đã liên tục thu thập thông tin tình báo về tàu USS Lassen và cử một tàu liên tục “bám đuôi” tàu USS Lassen trong suốt quá trình tuần tra.

Quan chức nói trên tiết lộ, Mỹ sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc tuần tra như vậy ở Biển Đông dù không cho biết thời điểm cụ thể.

Cả Subi và Vành Khăn đều là các bãi đá ngầm trước khi Trung Quốc tiến hành cải tạo phi pháp và biến chúng thành các đảo nhân tạo năm 2014. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), quy chế lãnh hải 12 hải lý không được áp dụng với các đảo nhân tạo mà trước đó chỉ là các bãi đá ngầm.

Quan chức Mỹ khẳng định: “Chúng tôi thể hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Đó là lý do chúng tôi tiến hành các cuộc tuần tra như thế này.

Quan chức này cũng cho biết, khoảng hơn một tháng trước, tàu Trung Quốc cũng đã tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh đảo Aleutians thuộc Alaska của Mỹ.

“Các quốc gia đều có thể đi qua khu vực 12 hải lý như vậy. Nếu bạn không thể thực thi quyền “đi qua vô hại” thì việc vận chuyển hàng hóa trên biển sẽ cực kỳ đắt đỏ và khó khăn”, quan chức này nói.

Trần Khánh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top