Thế giới

Người di cư xoay xở tìm đường mới để vào EU

ClockChủ Nhật, 20/09/2015 07:36
TTH.VN - Dòng người di cư tìm đường tiến vào EU đang bị đẩy từ hết biên giới này sang biên giới khác, giữa lúc chính phủ các nước bất đồng về cách đối phó với khủng hoảng di cư hiện nay.


Dòng người di cư chờ xe buýt tại khu vực giữa biên giới Áo và Hungary. Ảnh: BBC.

Croatia ban đầu tuyên bố sẽ chào đón những người di cư, tuy nhiên đến hôm 18/9, nước này thông báo đã quá tải và không muốn trở thành “nơi hội tụ người di cư”. Bộ trưởng Nội vụ nước này - ông Ranko Ostojic cho biết, hơn 17.000 người di cư đã đến Croatia kể từ hôm 16/9 và 3.000 người đã vượt qua biên giới để sang Hungary, buộc nước này phải đảo ngược chính sách mở cửa nói trên.

Trong tuần qua, hàng nghìn người di cư đã tiến vào Croatia từ Serbia, sau khi Hungary đóng cửa biên giới với Serbia, cắt đứt một tuyến đường của người di cư.

Theo tin từ BBC, Croatia hiện đang đẩy hàng nghìn người di cư về phía Bắc, một động thái khiến Slovenia và Hungary tức giận.

Trong khi đó, Hungary - quốc gia mới đây vừa cho dựng rào chắn dọc đường biên giới với Croatia, hiện đang đưa người di cư mới đến 2 cơ sở đăng ký gần biên giới với nước Áo. Tuy nhiên, Áo cho biết hiện không có sự điều phối giữa nước này với Hungary về việc tiếp nhận người di cư.

Trước đó, Áo đã rút quyền từ chối nhập cảnh đối với những người di cư không muốn xin tị nạn vì những người này muốn tiếp tục đi về hướng Bắc để sang Đức hoặc các nước khác.

Trước tình hình hiện tại, hàng trăm người di cư đang tìm đường sang Slovenia. Phóng viên BBC ở biên giới Slovenia-Croatia nói rằng, số người di cư tìm đến đây đang ngày một đông. Theo Bộ nội vụ Slovenia, nước này dự đoán sẽ có thêm 1.000 người di cư đến nước này trong 24 tiếng tới.

Cảnh sát Slovenia đã xịt hơi cay vào khoảng 500 người di cư trên một cây cầu ở khu vực biên giới, hãng thông tấn AP đưa tin.

Ngoại trưởng Bostjan Sefic cáo buộc Croatia vi phạm luật pháp EU cũng như Hiệp ước Schegen khi quyết định không tiếp tục cho phép người di cư đăng ký.

Hiện Slovenia đã đóng cửa tất cả các dịch vụ đường sắt nối với Croatia. Tuy nhiên, Thủ tướng Slovienia Miro Cerar sau đó cho biết, nếu áp lực người di qua trở nên quá lớn, nước này có thể sẽ mở các hành lang an toàn cho phép di dân đi qua.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đang thách thức Hiệp ước Schengen, trong lúc Đức, Áo và Slovakia đều đang tái thiết lập các chốt an ninh ở một số khu vực biên giới.

Hai cuộc họp thượng đỉnh EU để thảo luận về khủng hoảng này sẽ diễn ra vào tuần tới.

 

Bảo Nghi (lược dịch từ BBC & AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top