Thế giới

Sự nóng lên toàn cầu: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hành động?

ClockThứ Ba, 17/11/2015 17:25
TTH.VN - Nếu nhân loại không hạn chế sự nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ phải đối phó với rất nhiều hậu quả, từ cuộc khủng hoảng người tị nạn quy mô lớn, nhiều thành phố ngập nước, cho đến những đợt nóng như thiêu đốt và cả những cơn hạn hán nặng nề, các nhà khoa học cho biết.


Con bò chết khô bên sông Black Umfolozi do tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở phía tây bắc của Durban, Nam Phi. Ảnh: AFP

Bắt đầu từ ngày 30/11 tới đây, 195 quốc gia sẽ họp mặt cùng nhau tại Paris cho một hiệp ước cứu lấy tình trạng khí hậu thế giới và để kiềm chế các loại khí nhà kính gây ra sự thay đổi khí hậu hiện nay. Vậy điều gì có thể xảy ra nếu các nhà lãnh đạo thế giới ra về mà không đạt được một thoả thuận gì sau cuộc họp?

Nhiệt độ nóng hơn
 
Nếu không tiến hành thêm các hành động bổ sung, trái đất có thể nóng lên đến khoảng 4 độ C (7,2 độ F) vào cuối thế kỷ này, so với mức tiền công nghiệp. Một núi các bằng chứng khoa học cho biết rằng, điều này sẽ là tiền thân cho các thảm họa mà chúng ta sẽ phải gành chịu sau này.
 
Một viễn cảnh phát thải  "như bình thường" của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến những tác động có nguy cơ rất cao, phổ biến và không thể thay đổi được, Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) nhận định.
 
Nước biển dâng cao
 
Vào năm 2100, các đại dương trên thế giới sẽ tăng lên 26-82 cm (10-32 inch) so với mức nhìn thấy vào giữa những năm 1986-2005, IPCC cho biết trong đánh giá mới nhất của mình, bao gồm các dữ liệu được tính đến năm 2012. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mức tăng của mực nước biển thậm chí còn có thể cao hơn mức dự đoán nói trên.
 
Điều này sẽ khiến hàng loạt tảng băng ở Greenland và Nam Cực vỡ nhanh hơn bao giờ hết, các sông băng tan chảy, và đại dương nới rộng ra khi nhiệt độ tăng lên.
 
Ngay cả mức tăng mục tiêu 2 độ C của Liên Hợp Quốc cũng có khả năng nhấn chìm vùng đất của 280 triệu người hiện nay, theo Trung tâm Khí hậu - một nhóm nghiên cứu tại Mỹ.
 
Thời tiết khắc nghiệt
 
Siêu bão, sóng nhiệt dữ dội có thể trở nên phổ biến hơn - và cực đoan hơn - do sự nóng lên toàn cầu, nghiên cứu cho biết.
 
Trong khi mối liên hệ giữa các sự kiện thời tiết cụ thể và khí hậu vẫn còn rất khó hiểu rõ, thì những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố tăng nặng đối với tình trạng lũ lụt, bão tuyết, mưa bão và sóng nhiệt.
 
Mất cân bằng về nước
 
Sự nóng lên toàn cầu có thể đồng thời dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài và lũ lụt tàn phá, có nghĩa là một số nơi trên thế giới sẽ không có đủ nước nhưng những nơi khác lại có quá nhiều.
 
Tình trạng hạn hán ở Syria và California được cho là gắn liền với biến đổi khí hậu. Trong khi đó, những cơn mưa lớn mang theo nguy cơ gây lũ lụt có thể khiến nhiều người phải mất mạng, phá hủy nhà cửa và mùa màng.
 
Khủng hoảng nhân đạo
 
Sự nóng lên toàn cầu có thể khiến bệnh tật lan tràn, mùa màng bị tàn phá và đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo. Tình trạng mất cân bằng về nước hoặc vụ mùa thất bát cũng có thể kích động chiến tranh hoặc dẫn tới cảnh di cư hàng loạt của người dân.
 
Những người sống trên các hòn đảo thấp như Maldives - một quần đảo ở Ấn Độ Dương, hoặc Philippines có thể trở thành những người tị nạn vì khí hậu, bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do nước biển dâng.
 
Những người nghèo khổ trên thế giới đều đang bị tổn thương bởi sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt, vì họ phụ thuộc rất nhiều vào các vùng đất và thiếu các dịch vụ công cộng.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh

Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc giám sát nước thải có thể được xem như một dụng cụ đo lường nhanh chóng và chính xác đối với dịch bệnh trong dân số, nên được sử dụng như một công cụ để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh
Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 22/3 đăng tải bài viết cho hay, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu; song, cũng tạo ra cơ hội lớn cho khu vực Đông Nam Á để theo đuổi tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Return to top