Thế giới

Vấn nạn tảo hôn: Hậu quả của thiên tai & xung đột trên thế giới

ClockThứ Năm, 01/10/2015 15:29
TTH.VN - Thảm họa thiên tai và khủng hoảng nhân đạo dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong việc tảo hôn vào những năm trở lại đây, thông tin được Hiệp hội Girls not Brides công bố hôm nay (1/10).

Girls not Brides, một hiệp hội toàn cầu với hơn 400 tổ chức xã hội đang tích cực hoạt động để xóa bỏ nạn tảo hôn cho hay, trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn tăng mạnh ở một số khu vực trên thế giới. Nhiều trường hợp tăng gấp đôi tại các trại tị nạn người Syria ở Jordan. Trong khi đó, một số gia đình ở Bangladesh quyết định gả con gái của họ khi phải vật lộn với hoàn cảnh khốn khó do thảm họa tự nhiên gây ra.

Người vợ 13 tuổi Krishna và người chồng 15 tuổi Kishan Gopal tại một ngôi làng ở tiểu bang Rajasthan, phía tây bắc Ấn Độ. Ảnh: Reuters 

Phát biểu trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành của Girls not Brides, bà Lakshmi Sundaram nói, "tảo hôn là quyết định cuối cùng của nhiều gia đình đang sống bên bờ vực. Khi cha mẹ rơi vào cảnh tuyệt vọng không thể kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống và bảo vệ con cái. Tổ chức đám cưới cho con gái của mình được cho là lựa chọn duy nhất".

Tảo hôn tước đi quyền được giáo dục cùng nhiều cơ hội của trẻ em gái, và đẩy các em vào những nguy cơ chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong, nếu các em có thai trước khi cơ thể sẵn sàng. Bên cạnh đó, không ít trường hợp bé gái tảo hôn phải chịu cảnh bạo lực gia đình và tình dục.

Mỗi năm, có hơn 15 triệu trẻ em gái trên toàn thế giới kết hôn trước 18 tuổi, theo Hiệp hội Girls not Brides.

"Các bé gái mất đi tuổi thơ, cơ hội được giáo dục để thực hiện ước mơ và đam mê của mình. Giải quyết vấn đề này là trách nhiệm của chúng ta, tất cả chúng ta cần làm việc với nhau để đảm bảo vấn nạn này sẽ dừng lại", Tổng Giám mục Nam Phi Desmond Tutu, người nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình khẳng định.

Kết thúc nạn tảo hôn vào năm 2030 là một trong những mục tiêu phát triển bền vững mới được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc hôm 25/9.

Tuy nhiên, theo bà Sundaram, việc thống nhất mục tiêu là không đủ: “các chính phủ cần xây dựng và thực thi chính sách nhằm kết thúc tảo hôn, đồng thời đưa ra những lựa chọn thay thế cho gia đình có ý định tảo hôn”.

Nếu các chính phủ và tổ chức xã hội dân sự không hành động ngay, số lượng trẻ em kết hôn sẽ tăng từ mức 700 triệu trẻ em hiện nay lên mức 1,2 tỷ trẻ em vào năm 2050, bà Sundaram nhấn mạnh.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh

Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc giám sát nước thải có thể được xem như một dụng cụ đo lường nhanh chóng và chính xác đối với dịch bệnh trong dân số, nên được sử dụng như một công cụ để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh
Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 22/3 đăng tải bài viết cho hay, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu; song, cũng tạo ra cơ hội lớn cho khu vực Đông Nam Á để theo đuổi tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Return to top