ClockThứ Sáu, 09/02/2018 07:17

Thể phách cho người không tính toán

TTH.VN - Tối 8/2, Trường đại học Y Dược (ĐHYD) Huế thành kính tổ chức lễ hội Macchabée – Tri ân những người hiến thân xác cho khoa học.

Trao 120 suất quà Tết cho sinh viên Trường ĐH Y dược62 đề tài báo cáo tại Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ Trường ĐH Y DượcTrường ĐH Y dược Huế đón nhận giải thưởng “Nhân tài Đất Việt”Trường ĐH Y Dược tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm hợp tác tim mạch Đức – ViệtTrường ĐH Y Dược Huế đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học

Lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng và được thể hiện giàu màu sắc với hơn 30.000 hạc giấy và 10.000 ngọn đèn hoa đăng lung linh thắp sáng sân trường. Trong ánh sáng huyền ảo, buổi lễ tái hiện một phần sống động lịch sử đấu tranh, phát triển của Y học nói chung và giải phẫu nói riêng, tái hiện lại cuộc đời của một con người đã hiến thân xác cho khoa học, những đấu tranh về tâm lý cũng như xã hội để rồi đi đến quyết định cuối cùng qua những hoạt cảnh do sinh viên trường thể hiện.

GS. TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐHYD Huế xúc động: “Thiết nghĩ, trong cuộc đời của mỗi con người khi sinh ra đều mang một ý nghĩa nào đó, và những người hiến thân cho khoa học cũng vậy, khi họ nằm xuống, họ đã cống hiến tất cả những gì còn lại, tặng cho đời một nghĩa cử cao đẹp có sức lan tỏa ngày càng rộng lớn”.

Gian trưng bày những lời tri ân của sinh viên gửi tới những người hiến thân xác cho y học

Ngoài sân trường, sinh viên xếp thành hai hàng dọc các hành lang, cầu thang, sân trường để đón tiếp thân nhân của người đã hiến xác và những người đăng ký hiến xác. Dòng chữ “Tri ân” và đóa hoa sen được xếp bằng hàng trăm chiếc đèn hoa đăng ở chính giữa sân trường, như một lời cảm ơn và một lời hứa rằng sự cống hiến ấy sẽ luôn được tưởng nhớ và khắc sâu trong tim những người đang sống. Ở dọc lối đi, các mô hình về giải phẫu cơ thể người được trưng bày sống động, những câu đối, danh ngôn “Thể phách người cho không tính toán – Tinh anh người giữ mãi trong tôi”, “Con người đứng vững bằng đôi chân – Y học bắt đầu bằng giải phẫu” hay “Có những cái chết hóa thành bất tử” như đã khéo léo cảm tạ những “người thầy thầm lặng” của y học. Bạn Trần Thị Mai Thủy, sinh viên lớp Dược 3C, bày tỏ niềm xúc động: “Chúng tôi có một niềm tự hào và biết ơn sâu sắc. Dù cho những linh hồn kia đã về cõi thiên đường nhưng thân xác họ vẫn hằng ngày giúp ích cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Lễ Macchabée như là cầu nối giữa người còn sống và đã khuất, có ý nghĩa nhân văn cao cả”.

Lễ hội Macchabée cũng là cơ hội để những người có người thân hiến thi thể cho y học được gặp lại nhau. Với gia đình, họ vẫn còn sống mãi trong tim người ở lại, cái chết với họ chỉ đơn giản là giấc ngủ. Anh Trương Đình Trí, trú tại quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng, có cha là người đã hiến xác cho y học cách đây hai năm tâm sự: “Trước khi mất, cha tôi có nguyện vọng được hiến thể xác phục vụ y học. Gia đình tôi trân trọng và đồng ý để ông được thực hiện nghĩa cử cao đẹp ấy. Buổi lễ tri ân hôm nay khiến tôi xúc động vô cùng, mong rằng ngày càng có nhiều người hiểu được giá trị và tình nguyện hiến xác để phục vụ, giúp nền y học phát triển”.

Bầu không khí trang nghiêm trong làn hương khói, dòng người hòa lẫn vào nhau, có màu áo blouse trắng tinh khôi của các thầy cô, y bác sĩ, các bạn sinh viên và thân nhân. Trên tay mỗi người là đóa cúc vàng hay một ngọn đèn hoa đăng sáng rực đi dâng hương. Bác Phan Ngọc Vương, 70 tuổi, trú tại Xã Tắc, TP. Huế, người đã lặng một hồi lâu trong không khí trang nghiêm, thanh tĩnh đã quả quyết: “Tôi sẽ hiến xác cho y học. Tôi làm hồ sơ và đã được thông qua, mong sẽ giúp được một phần nhỏ cho y học giải phẫu”.

Phần hội của ngày lễ Macchabée năm nay có nhiều điểm mới, những bạn sinh viên hóa trang, tham gia tái hiện màn nhảy múa, khiêu vũ với những người đã khuất, khoảng cách giữa hai thế giới dường như được xích lại gần nhau hơn.

Sự dâng hiến cao cả của những con người quả cảm đã khơi nguồn biết bao thành công trong hành trình cứu người và diệt trừ bệnh tật cho nhân loại, những cái chết của học đã hóa thành bất tử. Đã có những giọt nước mắt rơi vì xúc động, có những nỗi nhớ thương nghẹn ngào của thân nhân người đã khuất, nhưng chung lại, buổi lễ mang dấu ấn thiêng liêng với niềm tri ân vô bờ.

*Một số hình ảnh tại lễ hội:

Thắp sáng đèn hoa đăng

Một hoạt cảnh tái hiện lịch sử ngành giải phẫu học

Dòng người đi dâng hương

Những bông cúc vàng, ánh đèn hoa đăng lung linh thể hiện niềm tri ân sâu sắc

Người thân thành kính thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất tại nhà xác

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Lộc: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 22/3, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Lộc tổ chức lễ viếng, dâng hương tri ân Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Phú Lộc (24/3/1975 - 24/3/2024), kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Phú Lộc Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Ngày 14/3, tròn 36 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988), tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma
Tết thầy

Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “Mùng 3 Tết thầy” đã trở thành một phong tục đẹp vào dịp Tết cổ truyền, được các thế hệ học trò gìn giữ cho đến ngày nay.

Tết thầy
Rồng đất cứu mạng

Thấy bài thuốc quá hay nên anh Hùng thuộc nằm lòng và bày cho nhiều người áp dụng. Anh khoe, cho đến lúc gặp chúng tôi thì anh đã bày cho 8 người, tất cả đều lui bệnh…

Rồng đất cứu mạng
Return to top