ClockThứ Ba, 18/09/2018 13:30

Thêm 16 lao động khiếu nại Trường phổ thông Huế Star nợ BHXH

TTH - Sau khi 17 giáo viên, nhân viên Trường phổ thông Huế Star (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) có đơn kiến nghị và đã được giải quyết các chế độ liên quan đến BHXH, tiếp tục có 16 người khác từng công tác tại trường này tiếp tục kiến nghị với lý do như trên.

Đã hoàn trả tiền nợ BHXH cho giáo viên Trường phổ thông Huế StarNgười lao động phải ủy quyền nếu muốn khởi kiệnNăm học 2017-2018: Trường phổ thông Huế Star vẫn dạy và học bình thường

Trường phổ thông Huế Star - nơi nhiều giáo viên, nhân viên từng công tác viết đơn kiến nghị vì không được đóng BHXH

Những người này cho biết, đã có nhiều năm gắn bó từ ngày đầu khi trường mới thành lập và đã chuyển công tác nhưng đến nay không được Hội đồng quản trị (HĐQT) của trường thanh toán BHXH. Ngày 17/9, 16 người nói trên cùng làm đơn kiến nghị, đồng ký tên gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và TP. Huế nhờ vào cuộc can thiệp, đòi quyền lợi, chế độ cho người lao động.

Theo đơn kiến nghị, họ rất bức xúc khi nghe tin chỉ 17 người được giải quyết chế độ, trong khi còn 16 người từng là giáo viên, nhân viên của trường (có một số đã chuyển công tác) chưa được trường trả nợ BHXH trong khoảng thời gian công tác tại đây với số tiền hơn 300 triệu đồng. Đơn cử như trường hợp của cô Nguyễn Đắc Khánh Châu, công tác tại trường gần 6 năm, trong quá trình đó cô có nghỉ sinh con và đến tháng 6/2016 thì xin thôi việc nhưng thời điểm này khi con gần 3 năm tuổi cô vẫn chưa nhận được tiền thai sản.

“Trước khi nghỉ, tôi xuống gặp HĐQT trường để hỏi về các khoản theo chế độ nhưng họ xin nợ. Như thế tôi không nhận được bảo hiểm thất nghiệp, không có tiền thai sản, vừa không được chốt sổ BHXH. Ngoài tôi ra, cũng có nhiều hoàn cảnh tương tự, sinh con mà vẫn không nhận được chế độ thai sản”, cô Khánh Châu bức xúc.

Đơn kiến nghị của giáo viên, nhân viên Trường phổ thông Huế Star gửi đến các cơ quan chức năng “kêu cứu” vì không được đóng BHXH. Trước đó có nhóm 17 người đã viết đơn và được giải quyết

Tương tự, cô Nguyễn Thị Lê về trường từ năm 2012 và công tác đến năm 2017 thì xin chuyển. Trong khi đó, trường chỉ đóng BHXH cho cô đến năm 2013 thì dừng, dù suốt thời gian công tác vẫn bị trường trừ lương để đóng BHXH. “Nay tôi đã vào tuổi 52, việc trường không giải quyết nợ BHXH của tôi gần 4 năm sẽ ảnh hưởng đến các quyền lợi, nhất là khi tuổi về hưu sắp cận kề, nếu không được giải quyết thì chắc chắn sẽ không được nhận lương hưu”, cô Lê bày tỏ.

Cũng theo đơn kiến nghị, trong số 16 trường hợp có rất nhiều người nghỉ việc ở trường nếu được chốt BHXH thì họ sẽ nhận được một khoản thất nghiệp, nhưng toàn bộ đều không có khoản này. “Nhiều lần chúng tôi gọi trực tiếp đến ông Nguyễn Tuấn Biên, Chủ tịch HĐQT trường để đòi gặp và giải quyết chế độ, quyền lợi nhưng ông nói bận vì đi công tác, hứa hẹn gặp nhưng đến giờ vẫn chưa thấy đâu”, thầy giáo Nguyễn Văn Hoàng, một trong số 16 người bị nợ các khoản cho hay.

Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Tuấn Biên, Chủ tịch HĐQT Trường phổ thông Huế Star thừa nhận mình đang bận đi công tác. Tuy nhiên, ông Biên nói, đang đàm phán với một ngân hàng để vay tiền, giải quyết cho toàn bộ những người lao động còn lại. “Ngay sau khi đi công tác về, khoảng tuần sau nữa tôi sẽ giải quyết toàn bộ”, ông Biên nói.

Trước đó, tháng 5/2018, 17 giáo viên, nhân viên của trường này đã làm đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng can thiệp đòi hỏi quyền lợi vì không được thanh toán BHXH trong khi hàng tháng họ vẫn bị trừ khoản đóng BHXH trong lương. Không lâu sau, đoàn liên ngành, gồm BHXH tỉnh, BHXH Phú Vang, Công an tỉnh, LĐLĐ tỉnh và TP. Huế đã làm việc với HĐQT trường để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đến cuối tháng 8/2018, 17 lao động đã được hoàn trả toàn bộ số tiền nợ BHXH.

Bài, ảnh: P. THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Để đến trường đong đầy niềm vui

Người thầy hiện đại cần có phẩm chất cởi mở, bao dung. Muốn người học phát triển các phẩm chất, năng lực thì người dạy cần có tư duy mở để đón nhận cách học, cách suy nghĩ mới của lứa học trò gen Z. Sẽ thất bại trong giáo dục khi người thầy bảo thủ, áp đặt, luôn bắt học sinh phải răm rắp lắng nghe, phục tùng.

Để đến trường đong đầy niềm vui

TIN MỚI

Return to top