ClockThứ Tư, 29/07/2015 10:08

Thêm một, nhưng sẽ bớt nhiều

TTH - UBND tỉnh vừa ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy định bao gồm các lĩnh vực: bình ổn giá; định giá của nhà nước; hiệp thương giá; kiểm tra các yếu tố hình thành giá; thẩm định giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dữ liệu giá... Phải nói rằng, đây là khung pháp lý cơ bản để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm quyền lợi cho cá nhân, tổ chức trong sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, nhằm tiếp tục góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế lâu nay, nhà nước vẫn thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật; đồng thời, cũng thực hiện điều tiết giá theo quy định để bình ổn giá; có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn... Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại. Ngoài nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu... được bán ngang giá hoặc rẻ hơn hàng thật, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh là nạn nói thách theo kiểu “coi mặt đặt tên” đang diễn ra tại các chợ, các quán ăn hiện nay.

Anh Sỹ Nguyên, chạy xe taxi trên địa bàn cho hay mỗi lần chở khách ngoại tỉnh đi mua sắm về, ngồi trên xe nghe họ bàn tán mà xấu hổ. Một chiếc áo có mang biểu tượng Huế, người bán hô đến 300 ngàn đồng nhưng khách trả 100 ngàn đồng rồi bỏ đi thì người bán hàng kêu lại bán... Buôn bán như vậy thì khách họ đánh giá thế nào? Người viết bài này cũng chứng kiến cảnh tương tự tại một quán cháo bò bên đường trung tâm của thành phố nhưng theo kiểu “chặt chém”, buộc khách hàng không có đường lựa chọn. Quán ăn sáng ấy có 4 vị khách nói giọng Quảng Ngãi đang ngồi bàn khác. Khi ăn xong họ gọi trả tiền, anh chủ quán thu 120 ngàn đồng, bình quân mỗi tô 30 ngàn đồng. Đến lượt tôi trả tiền thì lại lấy 20 ngàn đồng; một vị khách thấy vậy phản ứng. Tự nhiên, tôi cảm thấy như mình có lỗi!...
Huế là thành phố du lịch, rất cần sự yêu mến của du khách. Một khi khách không vừa lòng, không chỉ họ không quay lại mà còn lan truyền cho những người khác phải dè chừng là rất nguy hại. Đấy cũng là minh chứng cho việc thêm một nhưng sẽ bớt đi nhiều hơn phần của chính mình. Sự quảng bá hình ảnh Huế từ du khách là một kênh rất quan trọng, để du khách đến thăm thú cảnh Huế cũng như lưu trú tại Huế ngày một nhiều hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào sự điều hành quản lý của ngành chức năng, sự trọng thị, hiếu khách của người dân Huế. Một trong những thái độ đó là bán đúng giá, không phân biệt khách lạ, khách quen.
 Quản lý nhà nước về giá trên địa bàn sẽ còn nhiều giải pháp lớn; song, giải pháp đơn giản có thể làm ngay là việc niêm yết công khai giá tại tất cả các quầy hàng ăn uống, dịch vụ mua sắm, để người dân và du khách yên tâm chọn lựa!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top