ClockThứ Bảy, 26/05/2018 07:28

Thêm nhà kiên cố, đỡ lo lụt bão

TTH - Cùng với sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn triển khai chương trình nhà ở theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg, 5 tỉnh, thành, trong đó có Thừa Thiên Huế được dự án GCF hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh lụt bão.- Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Giám đốc Ban quản lý dự án GCF, hợp phần I Trung ương thông tin.

Mưa lụt & nỗi lo phố cổKiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các dự án thủy điệnBưu điện Việt Nam trao 200 triệu đồng hỗ trợ khắc phục lũ lụt

Nhà ở phòng chống lụt bão tại Nam Đông

Chậm tiến độ

Theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt có 6 huyện và 2 thị xã, với 3.906 hộ hưởng lợi, thời gian triển khai từ năm 2014-2016. Tuy nhiên, đến tháng 4/2018, triển khai thực hiện mới chỉ 1.792 hộ; tương đương 46% so với số lượng nhà ở đã được phê duyệt tại đề án của tỉnh.

Phân bổ nguồn vốn từ Trung ương chậm là một trong những nguyên nhân khiến Thừa Thiên Huế trễ hẹn với chương trình nhà ở theo Quyết định 48 (CTNO48). Từ đầu năm 2017 đến đầu 2018, việc thực hiện chương trình này hầu như không có tiến triển. Theo kế hoạch của Sở Xây dựng, đơn vị trực tiếp giám sát CTNO48, năm 2018 có 952 hộ có nhu cầu triển khai thực hiện, với tổng nhu cầu kinh phí thực hiện trên 13,3 tỷ đồng (nguồn kinh phí Trung ương).

Ông Hồ Ngọc Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng Quảng Điền chia sẻ: Việc triển khai chương trình nhà ở phòng tránh lụt bão tại địa phương góp phần quan trọng trong giải quyết các vấn đề khó khăn về nhà ở, đảm bảo an toàn cho người dân vùng thấp trũng trên địa bàn chống lại ảnh hưởng của thiên tai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn.

Việc triển khai chương trình này còn gặp không ít khó khăn. Hộ nghèo có nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp nên để xây dựng nhà theo quy định thiết kế mẫu gặp không ít khó khăn về vốn. Số vốn hỗ trợ của Nhà nước và vốn vay hỗ trợ lãi suất là còn khiêm tốn, chưa phù hợp với một bộ phận dân nghèo hiện nay (mức 29 triệu đồng/hộ đối với các xã bãi ngang; 27 triệu đồng/hộ đối với các xã khác, trong đó kể cả có mức vay tối đa 15 triệu/hộ), trong khi giá cả vật liệu, nhân công ngày càng tăng cao; đa số cư dân trong huyện đều nằm trong vùng thấp trũng, kinh phí để đôn cao nền là rất lớn. Đó là chưa nói, việc phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở gặp khó khăn nên tiến độ thực hiện bị ảnh hưởng; nhiều trường hợp phải tạm dừng để đợi kinh phí.

Trước những khó khăn trong triển khai CTNO48 và hỗ trợ người dân vùng dễ bị tổn thương trong xây dựng phát triển nhà ở phòng chống lụt, bão, tháng 4/2018, Thủ tướng Chỉnh phủ đã có văn bản cho phép tiếp tục gia hạn triển khai chương trình nhà ở phòng chống lụt bão theo Quyết định 48 kéo dài thêm 4 năm (2018-2021) đối với Thừa Thiên Huế. Với nguồn hỗ trợ từ CTNO48, cộng với sự hỗ trợ từ GCF (1.700 USD/hộ), các hộ nghèo sẽ được tiếp thêm nguồn lực hoàn thành chương trình này.

135 hộ triển khai trong 2018

Số liệu từ Sở Xây dựng, toàn tỉnh có 412 hộ đăng ký tham gia dự án GCF; trong đó, 315 hộ đã đăng ký và cam kết nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, thực hiện giai đoạn từ năm 2018-2021. Tổng số hộ xin bổ sung cho các năm tiếp theo do mở rộng phạm vi rà soát, khảo sát là 97 hộ (TX. Hương Trà: 38 hộ, huyện Phú Lộc: 59 hộ). Các hộ xin bổ sung, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND tỉnh để cam kết nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện giai đoạn từ năm 2019-2020.

Tại cuộc họp Ban quản lý dự án (BQLDA) hợp phần I về công tác triển khai thực hiện dự án GCF tại Thừa Thiên Huế, ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thông tin, trong quý I/2018, BQLDA hợp phần I tại Thừa Thiên Huế đã hoàn thành và gửi Tổ chức Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thẩm duyệt 6 mẫu thiết kế nhà và ban hành hồ sơ thiết kế và dự toán dự án; trong năm, sẽ tiến hành hỗ trợ cho 135 hộ. Hiện 45 hộ thuộc hai huyện Phú Lộc, Phong Điền đang trong giai đoạn triển khai xây dựng.

BQLDA tại Thừa Thiên Huế đã có phiên họp với các sở, ngành liên quan rà soát một số nội dung, trong đó có nội dung bố trí nguồn vốn đối ứng để triển khai hoạt động dự án tại tỉnh. Phiên họp đã thống nhất tạm ứng nguồn đối ứng thực hiện trong năm 2018 khoảng 1-1,6 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có văn bản gửi UBND tỉnh về việc bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện dự án do GCF tài trợ.

Mức hỗ trợ trên 65 triệu đồng/hộ (tùy đối tượng), các địa phương hưởng lợi từ dự án kỳ vọng với sự đồng hành cùng dự án GCF, Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành CTNO48 vào năm 2021, tăng khả năng chống chịu với thiên tai cho cư dân vùng dễ tổn thương.

Với vốn viện trợ không hoàn lại 29 triệu USD, dự án GCF gồm 3 hợp phần: xây dựng nhà ở; hỗ trợ trồng rừng; quản lý hệ thống thông tin rủi ro thiên tai được thực hiện tại 7 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau. Riêng Thừa Thiên Huế chỉ tham gia thực hiện 2 hợp phần gồm: Hợp phần I về xây dựng nhà ở và Hợp phần III về quản lý hệ thống thông tin rủi ro thiên tai tại các xã ven biển.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách

Việc tập hợp các thông tin hộ kinh doanh đã mã hóa và lưu trữ dưới dạng số hóa trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước tra cứu, phản hồi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách
Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

Triển khai chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, giấy hẹn khám điện tử, cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính là những quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) sử dụng BHYT bắt đầu từ tháng 4/2024.

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
Return to top