ClockThứ Sáu, 19/12/2014 06:11

Thêm nhiều công trình, dự án sẽ được đầu tư

TTH - Sau khi được các Bộ, ngành Trung ương chấp thuận thông qua, giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn Thừa Thiên Huế sẽ có thêm nhiều công trình, dự án được đầu tư với tổng kinh phí khoảng 110.000 tỷ đồng.

Một nội dung khá mới và bức thiết đã được trình và thông qua tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2016 vừa diễn ra là kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn dự kiến được bố trí và đầu tư cho 5 năm này là 110.000 tỷ đồng, bằng 161,5% so với giai đoạn 2011-2015.

Đường Trần Phú, đoạn ngã ba Thánh Giá sẽ được đầu tư mở rộng giai đoạn 2016-2020

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Phương nêu mục đích của việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra còn có tác dụng lớn đến quốc phòng, an ninh, chính trị - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong tổng vốn đầu tư công cho giai đoạn 2016-2020, có hơn 23.434 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư, bằng 140,3% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó, nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương hơn 7.929 tỷ đồng, đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 4.250 tỷ đồng. Vốn trái phiếu Chính phủ hơn 374 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 22,1% so với giai đoạn 2011-2015. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hơn 40.251 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 189% so với giai đoạn 2011-2015. Nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, như xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư 795 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 186,2% so với giai đoạn 2011-2015...

Định hướng đầu tư phát triển của tỉnh là ưu tiên đầu tư các dự án xây dựng và phát triển đô thị Huế; các dự án thuộc đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế; các dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và các tuyến giao thông đối ngoại. Bên cạnh đó, tỉnh còn ưu tiên đầu tư một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 sang 2016-2020, như: khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp mở rộng cảng cá Thuận An, đê Tây Phá Tam Giang, đường La Sơn-Nam Đông, đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền-Điền Lộc, Thủy Phù-Vinh Thanh, cải thiện môi trường nước TP Huế, khu tái định cư 2, bảo tồn, tôn tạo và tu bổ hệ thống kinh thành Huế…

Cũng trong giai đoạn 2016-2020, sẽ có thêm nhiều dự án được đầu tư mới, gồm: hệ thống đê phá Tam Giang, đường trục chính khu đô thị Chân Mây, đường Đông đầm Lập An; đường Trần Phú, đoạn ngã ba Thánh Giá; đường mặt cắt 100m từ khu A sang khu B tại Khu đô thị mới An Vân Dương; gia cố, nâng cấp hệ thống Hộ Thành Hào, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Điện Kiến Trung - Tử Cấm Thành, khu đô thị hành chính tỉnh, quảng trường trung tâm tỉnh, Bảo tàng Lịch sử cách mạng…

Việc bố trí vốn sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên đối với các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31-12-2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015 và dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 sang 2016-2020 theo tiến độ đã được phê duyệt.

Với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020, việc bố trí vốn sẽ được ưu tiên chuyển tiếp giai đoạn 2011-2015 và thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết tháng 12-2014...

Quá trình thẩm tra, rà soát từng dự án, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh khẳng định, tất cả các dự án nêu trên do UBND tỉnh xây dựng đều cần thiết và đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên quá trình hoàn tất các thủ tục để đợi các Bộ ngành liên quan, thẩm định phê duyệt còn dài nên trước mắt, sau khi HĐND tỉnh thông qua, các ban ngành liên quan cần sớm hoàn tất các thủ tục cần thiết để gửi hồ sơ, báo cáo trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt trước ngày 30-6-2015 để xác định nguồn vốn. Đến cuối 2015, khi các nguồn vốn được phân bổ, các cơ quan hữu quan mới ban hành quyết định phân cấp nguồn vốn để đầu tư.

Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Return to top