ClockThứ Ba, 26/10/2021 08:37

Thí điểm phần mềm điện thoại giúp xác định tình trạng hộ nghèo và cận nghèo

Thí điểm phần mềm điện thoại giúp xác định tình trạng hộ nghèo và cận nghèoVăn phòng giảm nghèo quốc gia đã trình Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) xây dựng phần mềm để người dân đăng ký xác định hộ nghèo, còn cơ quan quản lý rà soát, quản lý được số hộ nghèo, cận nghèo.

Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và thu thập cung- cầu lao độngTrao 150 suất quà cho hộ nghèo và gia đình khó khăn5.860 hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số được miễn 100% giá nước sạch sinh 2 thángQuảng Điền vận động hơn 100 triệu đồng cho "Quỹ vì người nghèo"Ý nghĩa mô hình đổi lá lấy xôi ở A LướiTổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025

Hộ mới thoát nghèo làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã. Ảnh: Lan Chi

Theo đó, tại Quang Nam và Bình Phước, người dân có nhu cầu đăng ký là hộ nghèo có thể dùng smartphone hoặc máy tính đăng nhập và kê khai. Mẫu kê khai chủ yếu là tích mục đã định sẵn. "Khi người dân khi kê khai xong thì phần mềm sẽ hiện thị điểm tự đánh giá có đủ điều kiện xem xét là hộ nghèo, cận nghèo hay không. Qua đó, người dân tự xác định được tình trạng nghèo của mình. Sau khi bấm gửi, mẫu đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ được chuyển đến UBND cấp xã", ông Tô Đức cho biết.

UBND cấp xã sau khi nhận được giấy đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ giao Ban chỉ đạo về giảm nghèo và cán bộ LĐTBXH phối hợp với rà soát viên, trưởng thôn thẩm định lại thông tin và lấy ý kiến nhân dân tại thôn, tổ dân phố để niêm yết công khai. Trên cơ sở đó, xã sẽ báo cáo huyện xem xét kết quả rà soát. Sau đó, Chủ tịch xã ra kết quả công nhận hộ nghèo, cận nghèo nếu đủ điều kiện.

“Trước đây, cán bộ địa phương phải cầm phiếu đi lấy ý kiến từng nhà về tiêu chuẩn hộ nghèo. Còn khi các tỉnh áp dụng phần mềm, người dân tự mở phần mềm ứng dụng để kê khai. Tất cả thông tin người dân kê khai sẽ được phần mềm phân tích, báo cáo theo các trường thông tin, mẫu báo cáo, biểu mẫu mà Chính phủ và Bộ LĐTBXH ban hành. Phần mềm được xây dựng trên đúng chế độ báo cáo, bảng biểu tổng hợp mà đã được ban hành. Khi thông tin người dân kê khai thì thông tin người dân đăng ký hộ nghèo, cận nghèo sẽ hiển thị cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã”, ông Tô Đức cho biết.

Hiện nay, những địa phương chưa ứng dụng phần mềm thì cán bộ cơ sở đang là người nhập dữ liệu, còn địa phương đang triển khai phần mềm thì khuyến khích người dân tự nhập dữ liệu của bản thân họ và gia đình.

Khi triển khai, Bộ LĐTBXH tập huấn cho tỉnh và hướng dẫn trực tiếp cấp xã. và tuyên truyền đến người dân, đặc biệt chú trọng đến nhóm dân cư khó khăn, xác định sơ bộ có khả năng sẽ rơi vào nhóm hộ nghèo, cận nghèo. Theo đó, địa phương sẽ mời người dân nằm trong nhóm đối tượng khó khăn đến nhà văn hóa thôn, xã để hướng dẫn tập trung hoặc trực tiếp thông báo cách sử dụng phần mềm và tự đăng ký kê khai hoặc có cán bộ hỗ trợ .

“Trường hợp người dân không đăng ký, có nghĩa là không có nhu cầu. Nguyên tắc xác định hộ nghèo giai đoạn 2021-2025 là giao quyền cho người dân. Người dân có nhu cầu xác định là hộ nghèo, cận nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ. Họ có thể chủ động đăng ký và kê khai ở bất cứ đâu, phương thức nào và trên nguyên tắc không ép hộ dân vào hộ nghèo. Đồng thời, để bảo đảm để người dân không bị bỏ sót thì trách nhiệm trưởng thôn tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách thức đăng ký”, ông Tô Đức cho biết.

Sau khi triển khai tại Bình Phước và Quảng Nam, phần mềm này sẽ triển khai trên toàn quốc giai đoạn 2022-2025. “Chúng tôi kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ mang lại sự chủ động, thuận tiện cho người dân, đồng thời đơn giản hóa tất cả thủ tục hành chính, không phải đến xã, phường đăng ký. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là năng lực cán bộ cơ sở khi tiếp nhận, xử lý thông tin trên hệ thống phần mềm và hệ thống hạ tầng thông tin như máy tính, di động, sóng, internet. Do phụ thuộc năng lực cơ sở và gắn quyền lợi người dân nên việc triển khai ứng dụng phần mềm này cần lộ trình phù hợp. Việc triển khai đồng bộ sẽ mang lại sự minh bạch, loại bổ sự trùng lắp’, ông Tô Đức chia sẻ.

“Quan điểm của Văn phòng giảm nghèo quốc gia và Bộ là xây dựng phần mềm ứng dụng chung trên cả nước và giao cho các địa phương tự chủ động sử dụng công cụ đó để phục vụ công tác rà soát, quản lý hộ nghèo. Do đó, địa phương tự bố trí máy chủ tại địa phương. Địa phương đầu tư phần cứng đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý dữ liệu, bảo mật và sử dụng số liệu cho công tác quản lý tại địa phương. Trung ương chỉ cung cấp và hỗ trợ hướng dẫn sử dụng phần mềm kỹ thuật”, ông Tô Đức nhấn mạnh.

Theo Văn phòng quốc gia giảm nghèo, phần mềm tải app có tên là“Connection” trên kho ứng dụng Play Store với Android. Người dùng cũng có thể tải và truy cập theo địa chỉ https://dangky.giamngheo.gov.vn/. Hệ thống hiển thị màn hình cho phép người dùng lựa chọn địa phương mà mình sinh sống.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động (NLĐ) hưởng lợi mà còn góp phần đưa quan hệ lao động tại doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển ổn định.

Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước

TIN MỚI

Return to top