ClockThứ Sáu, 03/07/2015 16:29

Thí sinh thở phào với môn Địa lý

TTH.VN - 11 thí sinh bị đình chỉ thi, 4 thí sinh bị khiển trách

Sáng 3/7, buổi thi thứ năm của kỳ thi THPT quốc gia, có 8966/9125 thí sinh đã đến dự thi, đạt tỉ lệ 98,26% (vắng 159 thí sinh so với hồ sơ đăng ký). Do Địa lý không phải là môn thi bắt buộc, nên lượng thí sinh đi thi sáng nay là thấp hơn rất nhiều so với các môn Toán, Văn và tiếng Anh. Tại cụm thi quốc gia 26 do Đại học Huế chủ trì chỉ có 16/30 điểm thi có thí sinh dự thi trong sáng nay.

Cán bộ coi thi đối chiếu; kiểm tra ảnh, thẻ dự thi của thí sinh

Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu giờ sáng tiếp tục không ủng hộ thí sinh thi tại Huế trong ngày thi thứ ba. Cùng với nhiệt độ ngoài trời nóng hầm hập là tâm lý lo lắng và căng thẳng của người nhà bên ngoài các điểm thi. Tuy nhiên, không khí bên ngoài các điểm thi trong buổi thi thứ năm này đã “giảm nhiệt” nhiều do số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn Địa ít hơn hẳn so với các môn thi trước đó. Tại các điểm thi thuộc cụm thi Đại học Huế, số phụ huynh chờ con cũng không đông như hai ngày trước.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi như Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Trường đại học Y Dược Huế, Trường cao đẳng Y tế Huế... có khá nhiều thí sinh ra sớm trước khi hết giờ làm bài thi môn Địa lý. Hầu hết thí sinh được hỏi đều cho rằng đề Địa năm nay vừa sức, có sự phân loại giữa học sinh thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Bước ra phòng thi với vẻ mặt vui vẻ, Đào Thị Phương Linh, quê ở Quảng Bình nói: “Đề Địa khá dễ. Em thích câu hỏi xác định các tỉnh nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc và câu hỏi về thế mạnh phát triển kinh tế biển của Việt Nam, giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức xã hội và kiến thức trong sách để trả lời. Em làm được hết nhưng điểm thì còn tuỳ thuộc vào thầy cô chấm, em đoán mình được 7-8 điểm”.

Chỉ thi để xét tốt nghiệp, Thu Hoài, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Huế), thi tại điểm thi Trường đại học Y Dược Huế nhận xét: “Đề không khó, tính phân hoá cao, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Em thích câu nhắm đến chủ quyền biển đảo vì câu này không chỉ mang tính kiểm tra về kiến thức mà còn là cơ hội để các thí sinh thể hiện nhận thức của mình về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Em làm được 80% và cảm thấy khá tự tin với bài làm của mình”.

Theo báo cáo nhanh của Hội đồng thi Đại học Huế, tình hình tại 16 điểm thi môn Địa lý thuộc cụm thi 26 do Đại học Huế chủ trì, trong buổi thi thứ năm diễn ra an toàn, đúng quy chế. Ở buổi thi này có 11 thí sinh bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi; 4 thí sinh bị khiển trách do nhìn bài bạn. Tình hình an ninh trật tự tại các địa điểm thi được bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

Sáng 24/4, UBND huyện Nam Đông phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức lễ khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn
Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Return to top