ClockThứ Năm, 27/06/2019 12:24

Thí sinh thở phào với môn thi cuối cùng

TTH.VN - Kết thúc kỳ thi Quốc gia năm 2019, cụm thi 33 tại Thừa Thiên Huế diễn ra an toàn, không có thí sinh, giám thị vi phạm quy chế thi. Có 222 thí sinh không dự thi. Đề thi năm nay không làm khó thí sinh khi nội dung bám sát chương trình ôn tập.

Đề thi tiếng Anh không làm khó thí sinhThí sinh than đề dàiThi THPT Quốc gia 2019: Thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên

Sáng 27/6, các thí sinh của cụm thi 33 tại Thừa Thiên Huế bước vào buổi thi cuối cùng với bài thi tổ hợp các môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) với thời gian làm bài 150 phút, theo hình thức trắc nghiệm.

Trong buổi thi này, thí sinh được phép mang vào phòng thi máy tính bỏ túi và atlat địa lý nên cán bộ coi thi kiểm tra khá kỹ các vật dụng mang theo. Trong số trên 12.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 có gần 8.000 thí sinh chọn đăng ký bài thi khoa học xã hội. So với trước đây khi phần đông thí sinh quay lưng với các môn lịch sử, địa lý thì đây là kết quả khá khác biệt.

Ở môn thi cuối cùng, cán bộ coi thi kiểm tra kỹ atlat địa lý của thí sinh

Sau khi kết thúc thời gian làm bài thi tổ hợp khoa học xã hội, không ít thí sinh ra về với vẻ mặt tươi vui. Điều mà nhiều thí sinh chia sẻ là có thể “thở phào” về môn lịch sử, khi phần kiến thức lịch sử Việt Nam được ra khá nhiều trong đề và đề thi sát với đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề không bắt buộc thí sinh nhớ nhiều mốc thời gian, nhưng cần nắm về các sự kiện chính. So với đề thi năm ngoái, đề lịch sử năm nay được các thí sinh đánh giá dễ hơn. “Với đề này, theo em để lấy 7 – 8 điểm với các bạn thí sinh không phải là quá khó”, Tú Trinh, thí sinh không có thế mạnh về môn lịch sử chia sẻ sau giờ thi.

Môn giáo dục công dân là môn được nhiều thí sinh đánh giá dễ nhất. Theo các sĩ tử với nội dung kiến thức tập trung vào các phần thi hành pháp luật, quyền công dân, các phần mở rộng nhưng gắn với đời sống thực tiễn, thí sinh có thể tư duy làm được. Với môn địa lý, nhiều thí sinh cho rằng, atlat địa lý có thể hỗ trợ đến hơn 10 câu.

“Đề địa lý chỉ khó ở những câu hỏi về ý nghĩa, đơn cử như về ý nghĩa các ngành công nghiệp. Những câu hỏi dạng này hơi lắt léo. Còn lại, không quá làm khó thí sinh”, Anh Thư, thí sinh thi ở điểm Trường THPT chuyên Quốc Học khẳng định.

Thí sinh vui vẻ sau môn thi cuối cùng

Sau năm buổi thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã kết thúc. Kỳ thi lần này diễn an ra toàn, nghiêm túc, không có cán bộ hay thí sinh bị lập biên bản. Như vậy, tính cả năm buổi thi trong ba ngày, tại Thừa Thiên  Huế có tổng cộng 222 thí sinh vắng mặt (phần lớn là thí sinh thi tự do).

Đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên làm công tác giám thị cho hơn 12.000 thí sinh trong một kỳ thi rất quan trọng nhưng không ai vi phạm quy chế thi, không biên bản nào phải lập; quy mô trường thi rộng, nhưng không có tai nạn giao thông, không có ốm đau cấp cứu dẫn đến bỏ thi, hay bỏ coi thi nửa chừng. Năm nay, tỷ lệ thí sinh vắng thấp.

Ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng thi THPT Quốc gia cụm thi 33 tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá sự thành công đầu tiên là công tác làm đề, in sao, bảo mật và vận chuyển không hề có sai sót, nhầm lẫn. Thành công thứ hai là sự phối hợp giữa các ban, ngành đặc biệt là ngành Công an, Đại học Huế đã diễn ra tốt đẹp, hiệu quả.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành thực hiện đúng luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thí sinh có tâm lý thoải mái khi làm bài, không bị căng thẳng để có được kết quả bài thi cao nhất cũng như giám thị coi thi không bị ảnh hưởng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ở cụm thi 33, không có tình trạng thí sinh đến phòng thi trễ quá giờ thi, tuy nhiên, những thí sinh ở vùng sâu, vùng xa đều được nhà trường cắt cử giáo viên đến nhắc nhở và chở các em đến phòng thi.

Bài, ảnh: Hữu Phúc – Thu Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Gần 93% thí sinh đăng ký xét tuyển đã trúng tuyển đại học đợt 1

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có hơn 610.000 thí sinh đã trúng tuyển trong đợt 1 xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Con số này chiếm tỷ lệ gần 93% thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng năm 2023.

Gần 93 thí sinh đăng ký xét tuyển đã trúng tuyển đại học đợt 1
Return to top