ClockThứ Bảy, 04/06/2016 10:46

Thi THPT Quốc gia 2016: Các trường ĐH sẽ mang bài thi về trụ sở chấm

Để công tác chấm thi công bằng, tiết kiệm, nhiều trường đại học vẫn quyết định đưa bài thi về trụ sở chính để chấm.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, mặc dù được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao chủ trì cụm thi địa phương nhưng nhiều trường đại học tại TP HCM vẫn quyết định đưa bài thi về trụ sở chính để chấm. Có nhiều lý do được các trường đưa ra nhưng đa phần đều cho rằng, cách làm này vừa khách quan, vừa tiết kiệm.

Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, cả nước sẽ không có cụm thi liên tỉnh mà mỗi tỉnh, thành phải có ít nhất một cụm thi do trường đại học chủ trì.

 

Năm nay, trường Đại học Luật TP HCM được giao chủ trì cụm thi tại tỉnh Bến Tre với khoảng 9.700 thí sinh đăng ký dự thi. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để đảm bảo tính khách quan, công bằng, sau khi kết thúc kỳ thi, trường sẽ đưa bài về TP HCM chấm.

 “Giáo viên của địa phương chấm thi cho con em ở địa phương đó mà không có sự ưu ái mới lạ. Chính vì thế, nhà trường đề nghị phương án, các trường đưa bài thi về TP HCM rọc phách tập trung rồi sau đó cho bốc thăm”- ông Hoàng Hải nói.

Được giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi tại tỉnh Gia Lai với khoảng 9.500 thí sinh đăng ký dự thi, đến nay, các khâu chuẩn bị cho công tác coi thi, chấm thi của trường Đại học Nông Lâm TP HCM cơ bản đã hoàn tất. Dự kiến, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, sáng ngày 5/7, nhà trường sẽ vận chuyển toàn bộ bài thi về trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh để bắt đầu công tác chấm thi.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm TP HCM cho hay, có nhiều nguyên do khiến trường quyết định đưa bài thi về trụ sở chính chấm thay vì chấm tại địa phương.

 “Thứ nhất, bài thi đằng nào rồi cũng lưu trữ tại trường để phục vụ cho công tác chấm thẩm định, kiểm tra, phúc khảo... Lý do thứ hai là nếu chuyển bài về trường chấm thì tất cả mọi khâu công việc liên quan đến chấm thi sẽ thuận tiện, chủ động hơn, đồng thời giúp cắt giảm một số chi phí”- Tiến sĩ Đình Lý nói.

Ngoài ra, từ nhiều năm nay, trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã có sẵn một đội ngũ thư ký, làm phách và đội ngũ thầy cô giáo hợp đồng chấm thi chuyên nghiệp nên theo Tiến sĩ Trần Đình Lý, sẽ an tâm hơn nếu khâu chấm thi được thực hiện tại trường. Đó cũng là phương án chấm thi của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp tới.

Năm nay, trường chủ trì cụm thi tại tỉnh Tây Ninh với gần 7.900 thí sinh đăng ký dự thi. Theo đó, cuối ngày 4/7, trường sẽ chuyển toàn bộ bài thi về cơ sở tại TP HCM để thực hiện việc cắt phách, chuẩn bị thủ tục cho công tác chấm thi. Dự kiến ngày 7/7, khoảng 150 giám khảo các môn tự luận sẽ bắt đầu chấm thi ngay tại trường. Việc chấm bài thi trắc nghiệm sẽ thực hiện bằng máy.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh nói:

 “Nhà trường sẽ mời các giáo viên ở Tây Ninh lên thành phố tham gia công tác chấm thi với tỷ lệ khoảng 50%. Tuy nhiên, công tác chủ trì, tức là các tổ trưởng tổ chấm, các trưởng môn chấm, bộ phận thư ký, kiểm dò, bộ phận chấm kiểm tra sẽ do trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đảm trách. Giáo viên tỉnh Tây Ninh chỉ tham gia công tác chấm thi”.

Theo lý giải của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, việc đưa bài thi về TP HCM chấm là giải pháp tối ưu nhất vì vừa tiết kiệm chi phí, công sức, vừa đảm bảo yếu tố khách quan trong quá trình chấm thi, tránh những tác động không đáng có. Ngoài ra, cách làm này cũng giúp các trường đại học giảm áp lực trong việc kiếm giáo viên chấm thi vì nguồn cán bộ chấm thi tại TP HCM dồi dào hơn địa phương rất nhiều.

Hiện các trường đã lên nhiều phương án nhằm đảm bảo cao nhất tính bảo mật cho công tác lưu giữ cũng như vận chuyển bài thi về TP HCM vào tháng 7 tới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Học sinh cần làm gì trước phương án thi tốt nghiệp mới

Bắt đầu từ năm 2025, học sinh cuối cấp trung học phổ thông (THPT) sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT sao cho phù hợp với chương trình mới đang được xã hội đặc biệt quan tâm.

Học sinh cần làm gì trước phương án thi tốt nghiệp mới
Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Chiều nay (29/11), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đây là thông tin được các nhà trường, học sinh và phụ huynh mong đợi suốt thời gian qua bởi năm 2025 là năm đầu tiên học sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 tốt nghiệp bậc THPT.

Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT với 4 môn
Return to top