ClockThứ Sáu, 12/03/2021 14:27

Thị trường bất động sản bắt đầu “ấm” trở lại

TTH - Theo ông Hồ Văn Nhân, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (BĐS)-Sở Xây dựng, thị trường BĐS tại Thừa Thiên Huế bắt đầu “ấm” trở lại. Du lịch, dịch vụ phát triển, cộng thêm những chính sách cởi mở của tỉnh đã kích thích một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực BĐS.

Gắn kết bất động sản với phát triển kinh tếVì sao đây là thời điểm tốt để đầu tư bất động sản Huế?Thúc đẩy đầu tư bất động sản

Thị trường bất động sản ở Huế đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Nhiều dự án triển khai

Thống kê từ Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh, năm 2015 khu An Vân Dương chỉ có 32 dự án (DA) đã và đang triển khai, thì năm 2020 đã tăng lên 64 DA.

Nhiều DA có tốc độ triển khai nhanh như: Khu đô thị Phú Mỹ An của Công ty CP Anivest; Tập đoàn Bitexco đầu tư tại khu nước nóng, du lịch Mỹ An tại khu D, khu An Vân Vương. Các DA đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao như đường Tố Hữu về Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, đường Mỹ An-Thuận An...

Một số DA của các nhà đầu tư thực hiện trước giai đoạn BĐS “đóng băng” như: Khu đô thị Mỹ Thượng, khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1... cũng đang khởi động trở lại. Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 đã khởi công xây dựng tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và triển khai xây dựng các hạng mục nhà ở thương mại.

Ngay trong phân khúc nhà ở cao cấp cũng có nhiều chuyển biến. Trong tổng số 370 căn thấp tầng tại DA Khu đô thị An Cựu City thì hơn 350 căn đã hoàn thành chuyển nhượng. DA The Mano Crown Huế chính thức mở bán trong quý II/2016. Đến nay, sản phẩm nhà phố thương mại và biệt thự đã được bán hết. Các dòng sản phẩm khác như chung cư cũng đang được người dân đăng ký mua.

Không chỉ tại TP. Huế, các khu vực vùng ven, nhất là khu vực Chân Mây - Lăng Cô (Phú Lộc), các DA BĐS nghỉ dưỡng cũng gấp rút triển khai như: Tập đoàn Vincoland đã khởi công và dần hoàn thiện một số hạng mục đầu tiên của DA Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải - Mediterraneo Resort tại tuyến đường du lịch ven biển Lăng Cô có tổng diện tích 8,7 ha, tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng, bao gồm khối khách sạn, căn hộ cao cấp, biệt thự.

Thị trường bất động sản ở Huế đang có dấu hiệu sôi động trở lại

Vịnh biển Lăng Cô với lợi thế cảnh quan của mình, đã thu hút nhiều DA lớn khác như Khu du lịch Thanh Tâm, Khu du lịch Lăng Cô Beach, Khu du lịch sinh thái Lăng Cô. Điển hình là DA Khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế Laguna Lăng Cô của Tập đoàn Banyan Tree - Singaporre với tổng vốn đầu tư hơn 875 triệu USD, đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

Tập đoàn Lu’s World Shine (Cộng hòa Seychelles) cũng đang tiến hành đầu tư xây dựng DA Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô với tổng vốn đầu tư lên đến 7.728 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các DA khu du lịch nghỉ dưỡng Cồn Hến, Bạch Mã; khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng đảo Cồn Sơn, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang; khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc; vườn Bách thảo trên sông tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà…

Động lực thu hút đầu tư

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KH-XH vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014, tỉnh được xác định là một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế.

Trên cơ sở định hướng phát triển đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở chuyên ngành, đặc biệt là Sở Xây dựng cùng các huyện, thị xã và TP. Huế rà soát lại tất các các quy hoạch liên quan, nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn.

Sau khi các quy hoạch liên quan đến đất đai, xây dựng được điều chỉnh, bổ sung phù hợp, chương trình phát triển nhà ở của địa phương được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng danh mục DA, thông tin chi tiết kêu gọi đầu tư; công bố công khai trên các trang thông tin đấu thầu, cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Việc đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý trước khi thực hiện thu hút kêu gọi đầu tư đối với các DA khu đô thị nói chung và phát triển nhà ở nói riêng tránh được sự phát triển ồ ạt, không theo định hướng phát triển dân cư của tỉnh; ảnh hưởng thị trường BĐS và kéo theo hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được tốc độ phát triển dân cư trên địa bàn.

UBND tỉnh đang có chủ trương kêu gọi đầu tư một số DA phát triển khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Huế và vùng phụ cận, một số địa phương theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng đánh giá, thị trường BĐS của Huế đã có nhiều bước phát triển quan trọng, với nhiều DA nhà ở, khu đô thị mới, các công trình sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được đồng bộ, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thị trường BĐS, bên cạnh công tác quản lý Nhà nước thì không thể thiếu vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Địa phương tiếp tục hoàn thiện thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, vừa tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thông thoáng cho thị trường BĐS nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững và lành mạnh.

Công khai minh bạch các DA BĐS, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực tốt tham gia đầu tư xây dựng các dự án BĐS tại tỉnh và phát triển đa dạng các loại hình BĐS, tạo thanh khoản tốt. Quy định về cơ cấu các loại nhà ở, đa dạng các loại hình sản phẩm ngay từ khâu quy hoạch, phê duyệt DA. Đồng thời, công khai quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn để các nhà đầu tư và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin. Rà soát, đánh giá nhu cầu của BĐS để dự báo chính xác khả năng nhu cầu thực của các phân khúc, tránh sự mất cân đối cung cầu, dẫn đến tình trạng giá ảo, làm bất ổn định thị trường BĐS.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn tỉnh đang tăng cao. Đến thời điểm hiện nay, các DA NƠXH đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương kêu gọi đầu tư thực hiện giai đoạn 2021-2025 gồm 5 DA, dự kiến 5.880 căn hộ, tương ứng với 579.000 m2 sàn.

Bài: HÀ NGUYÊN - Ảnh: NGUYỄN PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức hút thị trường bất động sản Việt Nam

Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ (CBRE) vừa công bố kết quả khảo sát ý định và kế hoạch của nhà đầu tư tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024.Theo đó, thị trường bất động sản Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau thị trường Ấn Độ và đứng trước Thái Lan.

Sức hút thị trường bất động sản Việt Nam
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc
Triển vọng bất động sản của châu Á - Thái Bình Dương:
Chu kỳ mới, nền tảng cơ bản bền vững

Hiện nay trên toàn cầu vẫn tồn tại nhiều thách thức trong môi trường vĩ mô, được đánh dấu bằng chu kỳ tăng trưởng kéo dài và ngày càng phức tạp hơn do căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Chu kỳ mới, nền tảng cơ bản bền vững
Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi

Nếu không có giải pháp quyết liệt, “cởi trói, mở đường” cho các dự án bất động sản (BĐS) đang vướng mắc khởi động trở lại, thị trường BĐS sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.

Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
Vì sao gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội vẫn chưa giải ngân như kỳ vọng?

Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, tháng 3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; trong đó, có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2030.

Vì sao gói tín dụng 120 000 tỷ đồng nhà ở xã hội vẫn chưa giải ngân như kỳ vọng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top