ClockThứ Tư, 25/07/2018 21:03

Thị trường lao động: Biến động lớn trong kỷ nguyên số

TTH - Với sự tham gia của các diễn giả đến từ 20 quốc gia trên thế giới, hội thảo quốc tế “Nghề phổ biến nhất trên thị trường lao động hiện nay và sự biến động dưới tác động của kỷ nguyên số - vai trò của dịch vụ việc làm công” diễn ra trong hai ngày 24 & 25/7 tại TP. Huế đưa ra dự báo về sự biến động của thị trường lao động trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Người lao động và doanh nghiệp lao đao vì chính sách “nhùng nhằng”Người mừng, kẻ loMức lương tối thiểu vùng năm 2019 có thể tăng thêm bao nhiêu?

Thay đổi lớn về thị trường lao động

Dự báo xu hướng việc làm trong thời đại kỹ thuật số, ông Bors Tibor BORBÉLY-PECZE, cố vấn cấp cao về chính sách thị trường lao động, Bộ Tài chính Hungary, cho rằng, kỷ nguyên số tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động thế giới. Theo đó, sẽ tăng tỷ lệ tiêu biến việc làm và thất nghiệp cơ cấu, phần lớn ảnh hưởng tới việc làm trình độ thấp và trung bình, cả việc làm cần trình độ cao cũng bị ảnh hưởng. Trong tương lai, yêu cầu đối với người lao động tập trung mạnh hơn vào các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoài nhận thức, kỹ năng mềm, tăng cơ hội tự làm chủ cho lao động. Ngoài ra, cũng thúc đẩy tạo việc làm mới trong các ngành công nghiệp mới.

Cuộc cách mạng 4.0 dẫn đến thay đổi phương thức sản xuất, phương thức phân phối, trao đổi, tiêu dùng, thay đổi cơ cấu tổ chức của xã hội dẫn đến thay đổi quy mô, tính chất, cơ cấu của lực lượng lao động. Robot thay thế con người ở nhiều lĩnh vực, lao động ở một số ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều, một số nghề sẽ biến mất, như: hộ lý, y tá, trực tổng đài, giao dịch ngân hàng...

Ông Jouhlan S. ARALAR, Bộ Lao động và Việc làm Philippines cho hay, sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dự kiến sẽ có những tác động to lớn đến sự phát triển các kỹ năng ở Philippines. Ông nói: “49% các ngành công nghiệp của Philippines đang đứng trước nguy cơ bị tự động hóa trong vòng 20 năm tới và 80% trong số đó đến từ lĩnh vực ủy thác dịch vụ kinh doanh và các lĩnh vực sản xuất điện, điện tử”.

Ở Việt Nam, lao động không có kỹ năng và lao động kỹ năng thấp có nguy cơ thất nghiệp, nhiều người làm nghề tự do và sẽ xuất hiện nhiều nghề mới gắn với công nghệ thông tin. PGS. TS. Mạc Văn Tiến, Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo: “Đến năm 2025, có khoảng 80% số công việc là công việc mới chưa hề xuất hiện hiện nay. Xu hướng nhảy việc, chuyển việc sẽ khoảng 25%/năm. Yêu cầu đối với người lao động phải có kỹ năng làm việc cao, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng thích ứng, làm việc trong môi trường cạnh tranh, áp lực, đa văn hóa, có tinh thần học tập suốt đời... để đáp ứng sự thay đổi”.

Kết nối cung - cầu

Hiện nay, kỹ năng nghề nghiệp của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, các kỹ năng mềm như làm việc theo tổ nhóm, kỹ năng xử lý tính huống, các kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa... còn nhiều hạn chế (Theo đánh giá của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế như WB, ILO…). Chất lượng lao động thấp là thách thức trước cuộc cách mạng 4.0.

Theo PGS. TS. Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để giải quyết tình trạng mất cân bằng cung – cầu, chất lượng của các chương trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu thực tế, đào tạo nhân lực tụt hậu so với thay đổi của kinh tế khiến người sử dụng lao động thiếu người, cần có những định hướng thay đổi. Trong đó, chú trọng hệ thống thông tin thị trường lao động thống nhất dành cho chủ sử dụng lao động, người lao động và học sinh chuẩn bị vào làm việc. Giáo dục đại học cần tự chủ hơn để tự điều chỉnh theo các thay đổi của thị trường lao động cũng như các thay đổi của khoa học, lưu tâm đến giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp trong nhà trường, đồng thời có sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo dục và doanh nghiệp.

Dịch vụ việc làm công với chức năng thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động, đảm bảo sự cân đối hài hòa của thị trường lao động cũng phải thay đổi mạnh mẽ. Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, Cục Việc làm nhấn mạnh: “Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, bắt buộc hệ thống dịch vụ việc làm, từng trung tâm phải đổi mới hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thu thập thông tin về sự biến động của nghề, cung cấp dịch vụ cho người lao động và doanh nghiệp”.

 Bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc quốc gia về nguồn nhân lực ManpowerGroup khuyến nghị: “Các trung tâm việc làm cần kết nối các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhằm cải thiện chương trình đào tạo, hỗ trợ người lao động tiếp cận các chương trình đào tạo để có thể luôn tìm được việc làm phù hợp, kết nối các trung tâm việc làm ở các địa phương để giúp người lao động tìm được việc làm ở nhiều nơi, cũng như cải thiện chính sách để các doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động dễ dàng hơn”.

 Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top