ClockChủ Nhật, 16/12/2018 07:20

Thị trường ô tô: “Thượng đế” cũng phải chờ

TTH - Do khan hiếm nguồn cung, nhiều khách hàng mua xe ô tô tại Huế chấp nhận chờ “vô thời hạn” để sở hữu “con xe” ưng ý.

Ô tô nhập tăng đột biến, thị trường vẫn 'khát'

Kiểm tra xe trước khi bàn giao cho khách hàng ở Đại lý Mitsubishi

Cung không đủ cầu

Cuối năm là thời điểm “vàng” được các doanh nghiệp kinh doanh ô tô mong chờ để đẩy doanh số do nhu cầu mua xe tăng cao. Hầu hết các đại lý xe ô tô ở Huế đều trong tình trạng “cháy hàng” các dòng xe “hot”.

Trưởng phòng Kinh doanh Đại lý ủy quyền của Mitsubishi Motors Việt Nam- Mitsubishi Daesco Huế Vương Hưng Quang cho hay: Nhiều mẫu xe, kể cả nhập khẩu lẫn lắp ráp trong nước, đang trong tình trạng thiếu hàng. Điển hình như mẫu xe Xpander (mới ra mắt đầu tháng 8/2018), do số lượng đặt nhiều, người mua phải chờ dài ngày, thậm chí qua Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (2019) mới nhận xe. “Trước đây nhu cầu của khách hàng đối với dòng xe Mitsubishi không cao (mỗi năm bán tại thị trường Huế tầm 50 xe), như từ khi có showroom, trong vòng 5 tháng, đã có 170 hợp đồng được ký và đơn vị đã giao 110 xe cho khách, đây là kết quả vượt sự mong đợi khi ra mắt tại Huế”, ông Quang cho hay.

Tuy có kết quả khả quan, nhưng “5/6 dòng xe của đại lý là xe nhập khẩu nên nguồn cung xe hiện hơi khó. Lý giải tình trạng trên, vị này cho rằng, khách hàng với mong muốn sở hữu xe nhập, đồng thời chờ đợi xe giá rẻ vì nghĩ rằng sẽ được ưu đãi thuế suất, tuy nhiên, thực tế khác xa. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 116 (về quy định điều kiện, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô) tình trạng nhập khẩu xe vẫn chưa cải thiện và ngoài một số model giảm giá nhẹ thì đa phần giá bán ra thị trường của ô tô nhập vẫn cao do vướng khâu thủ tục.

Tại showroom Honda Ô tô Huế, lúc chúng tôi đến, cả một khu trưng bày rộng lớn chỉ có 2 ô tô để khách tham khảo. Khu vực để xe chờ giao khách cũng chỉ lác đác vài chiếc và “hầu hết đã có chủ”. Phó Tổng Giám đốc Honda Ô tô Huế Lê Quang Minh bày tỏ: “Hiện tại, nếu khách hàng mua ô tô Honda lắp ráp trong nước, sẽ có cơ hội để lấy xe sớm hơn, có giá tốt hơn. Riêng đối với xe nhập, tùy vào dòng xe mà thời gian chờ dài hay ngắn; có thể 2 tháng nhưng có chiếc phải nửa năm. Như CR-V, mẫu xe này đang trong tình trạng không đủ hàng để giao cho người mua. Nhiều khách hàng đang phải xếp hàng chờ đợi trong khi lượng xe về “nhỏ giọt” nên trong hợp đồng với khách, đại lý không có thời gian giao hàng cụ thể, khách hàng muốn mua phải chấp nhận chờ đến lúc nào có xe về thì lấy”.

Tư vấn xe cho khách hàng

Không riêng xe nhập, các dòng xe lắp ráp trong nước cũng "cháy" hàng liên tục. Tại Hyundai Huế - Đại lý ủy quyền của Thành Công Việt Nam, chúng tôi được nhân viên cho biết “tất cả xe trưng bày tại đây đều đã có địa chỉ và đang chờ giao khách”. Trưởng phòng Kinh doanh Hyundai Huế Châu Quang Việt thông tin: “Mỗi tháng đại lý Hyundai Huế có tầm 70-80 đơn đặt hàng. Tùy mẫu xe, nhưng bình quân sau khoảng 30 ngày, khách sẽ được nhận xe và tình trạng khan hàng chỉ với một vài mẫu như Kona hay Santafe 2019”.

Khó tránh làm giá

Theo nhiều đại lý, từ nay đến cuối năm sẽ không có chương trình khuyến mãi, kích cầu và xe bán đúng giá niêm yết, không giảm. Ngoài ra, do nhu cầu ô tô còn tăng cao, trong khi nguồn cung xe nhập và xe sản xuất lắp ráp trong nước không đáp ứng đủ, những mẫu xe ăn khách khó tránh khỏi bị làm giá.

Kiểm tra xe trước khi bàn giao cho khách hàng

Khi được hỏi, các đại lý đều cho rằng, theo quy định, khách hàng nào đặt trước nhận trước và không có chuyện “anh muốn lấy xe sớm thì phải mua thêm phụ kiện hay trả thêm tiền và bản thân đại lý cũng không dại làm chuyện “ăn cám trả vàng” như vậy. Tuy nhiên trong thực tế, xe nhập về ít sẽ là cơ hội để các đại lý “đẩy giá”. Như ở đại lý ô tô Honda, mặc dù không đủ xe giao cho khách, nhưng thời điểm này, muốn mua ngay một chiếc CR-V vẫn không quá khó khăn.

Trong vai một khách hàng có nhu cầu mua chiếc CR-V bản L (phiên bản cao cấp màu bạc), chúng tôi được nhân viên phụ trách kinh doanh của đại lý Ô tô Honda Huế cho biết: Muốn lấy ngay, khách phải trả thêm 40 triệu đồng so với giá niêm yết (1 tỷ 183 triệu lên 1 tỷ 123 triệu đồng); nếu không thì phải đặt hàng và đợi.

Bảo dưỡng xe cho khách hàng ở Hyundai Huế

Anh Th., một khách hàng ở TP. Huế cho hay: “Mới đây, vì muốn lấy chiếc Hyundai Accent sớm, tôi đã phải chi thêm 10 triệu đồng”. Số tiền tuy không nhỏ nhưng anh Th. cho là “vẫn còn rẻ” nếu so với việc sở hữu một chiếc xe Fortuner của Toyota. Anh Th. kể: “Cách đây 2 tháng, bạn của tôi bị “ép” phải mua thêm phụ kiện đến trên 80 triệu đồng để lấy sớm chiếc Fortuner “hợp phong thủy” với mình”.

Trưởng phòng Kinh doanh Hyundai Huế Châu Quang Việt nhìn nhận: “Đây là câu chuyện quen thuộc khi xảy ra tình trạng khan hàng. Hãng luôn kiểm soát đại lý để đảm bảo giao xe cho khách theo thứ tự đặt hàng, tuy nhiên các đại lý luôn tận dụng cơ hội thị trường đang tốt, sử dụng chính sách “hớt váng”, khách hàng thì nôn nóng muốn sở hữu xe sớm nên phải “bấm bụng” trả thêm.

Bài, ảnh: VI QUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top