ClockThứ Ba, 17/01/2017 14:04

Thị trường Tết: Không lo khan hàng, đội giá

TTH - Dự báo năm nay, người dân có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, chọn mua những sản phẩm thiết yếu có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp. Khả năng những ngày cận tết, thị trường hàng hóa mới thật sự sôi động và giá cả được dự báo không tăng mạnh.

Lượng hàng hóa tăng từ 10-15%

Khảo sát cho thấy, hàng hóa Tết năm nay đa dạng về chủng loại, mẫu mã và giá. Điều kiện kinh tế được cải thiện, xu hướng tiêu dùng dịp tết hướng đến "ăn ngon, mặc đẹp", chuộng chất lượng. Người tiêu dùng không lo khan hàng, đội giá, có nhiều “kênh” để lựa chọn. Không chỉ mua sắm trực tiếp tại siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ…, người tiêu dùng có thể chọn mua qua mạng, từ thực phẩm đến áo quần, giày dép, người tiêu dùng.

Lực lượng chức năng kiểm tra các mặt hàng như nước giải khát, thực phẩm tại các điểm kinh doanh lớn

Dù chỉ còn hơn mười ngày nữa là đến Tết, nhưng sức mua tại các chợ vùng nông thôn chưa cao. Khu vực thành phố, các trung tâm huyện, thị có phần “chộn rộn” hơn, nhưng chưa sôi động. Một tiểu thương  kinh doanh bánh kẹo, sữa, mứt ở chợ Bến Ngự (TP. Huế) cho biết: “Để có hàng phục vụ Tết, cách đây nửa tháng, em đã đầu tư tập kết, nhập hàng về. Những năm trước, sức mua thời điểm này cũng thấp, chỉ bán lai rai, nhưng đến chiều 30 Tết là hết hàng”.

Qua khảo sát, tại các điểm kinh doanh, siêu thị, chợ trên địa bàn, nhờ nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, nên giá cả hàng hóa trong tháng tết  tuy có tăng nhưng không nhiều. Một số nhà phân phối lớn, doanh nghiệp tư nhân, chợ đầu mối, chợ hạng 1 trên địa bàn có tổng lượng hàng hóa dự trữ cung ứng cho tháng trong và sau tết tăng từ 10%- 15% so với năm trước. Riêng các mặt hàng rau, củ quả, hoa tươi..., do ảnh hưởng các đợt lũ liên tiếp trong tháng 12 ở Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung, nên giá cả đang tăng và dự báo tăng mạnh vào những ngày giáp Tết Nguyên đán.

Giá cả nhích nhẹ

Trước tết khoảng 15- 20 ngày, chị Bích Trâm, ở thị trấn Phong Điền bắt đầu làm các loại mứt, bánh để bán dịp Tết. Theo chị Trâm, mặc dù tháng cuối năm, lượng thực phẩm, nhất là đường, dầu ăn, củ quả, thịt để chế biến mứt, bánh, nem chả có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng nhìn chung giá cả vẫn không nhích lên đáng kể. Các loại củ quả cao hơn so với những năm trước, nhưng nếu so với trong năm thì không chênh lệch nhiều. Ngay như giá hạt dưa và một số loại hạt, mứt, bánh, giá vẫn ngang bằng năm ngoái.

Hiện tại, giá bán một số loại hàng hoá thiết yếu như gạo, nếp, đường kính trắng, dầu ăn các loại, thịt lợn, bò…vẫn giữ mức giá ổn định như ngày thường. Dự kiến, giá các mặt hàng thiết yếu tăng khoảng 5-10% so cùng thời điểm năm trước. Nhóm hàng tăng nhiều nhất là thực phẩm, mứt, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát. Như mọi năm, sau ngày 23 đến 30 Tết, sức mua bắt đầu nhích lên, các mặt hàng thiết yếu như: lương thực (gạo, nếp), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản… có thể tăng bình quân từ 10-15% so với cùng kỳ, cá biệt một số mặt hàng như hoa tươi, trái cây… sẽ tăng nhưng chỉ tăng cục bộ theo từng thời điểm, từng địa bàn.

Từ ngày 4 đến 29/12 Âm lịch, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn như Siêu thị BigC Huế, Co.opmart Huế, Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh... tổ chức bán hàng bình ổn thị trường tại địa điểm kinh doanh cố định và  tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại do lũ lụt để phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân. Các mặt hàng tham gia bình ổn giá chủ yếu là đường tinh luyện, dầu ăn và thực phẩm tươi sống.

Siêu thị Co.opmart Huế tham gia giữ giá đối với một số mặt hàng thiết yếu khác tối thiểu 5%- 10%. Dự kiến, trong những ngày cận Tết, đơn vị sẽ cùng một số nhà cung cấp tham gia giảm giá thêm hàng nghìn sản phẩm với mức khuyến mãi từ 10%- 50% kết hợp các dịch vụ tiện ích.

Để quản lý, giám sát thị trường tết, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá, đo lường, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như: bánh, kẹo, mứt, rượu...

Ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Đinh Dậu 2017, Sở Công thương ký hợp đồng dự trữ hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường với các doanh nghiệp, gồm 50.000 lít dầu ăn, 50 tấn đường, 50 tấn thực phẩm tươi sống trong thời gian từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/3/2017. Ước tổng giá trị hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp trên 6,3 tỷ đồng và giá trị hỗ trợ khoảng 180 triệu đồng. Sở Công thương đã chỉ đạo một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn, các chợ, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết cổ truyền với tổng giá trị hàng hóa khoảng trên 1.850 tỷ đồng.

HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Return to top