ClockThứ Năm, 29/07/2021 10:50

Thiên tai, nỗi lo lớn hơn cả dịch bệnh

TTH - COVID-19 đang làm thế giới chao đảo bởi những thiệt hại nặng nề về kinh tế và người nhưng biến đổi khí hậu cùng với thiên tai, đặc biệt là sự nóng lên của trái đất, đang là mối đe dọa nguy nan hơn cả dịch bệnh mà con người phải đối mặt.

Đó là thông điệp được PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương lưu ý tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội  XIII của Đảng cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản vừa diễn ra giữa tháng 7.

Liên quan đến thiên tai do biến đổi khí hậu, mới đây, sự kiện lũ lụt dữ dội, gây thiệt hại nặng nề tại Đức và Bỉ làm trên 180 người chết và hơn 1.500 người mất tích khiến thế giới sửng sốt, bởi đây là hiện tượng hy hữu, chưa từng có trong lịch sử.

Ít ai hình dung được, tại những nước có khí hậu ôn hòa, có cơ sở hạ tầng kiên cố, có hệ thống cảnh báo thiên tai chính xác và thông minh số 1 thế giới như Đức và Bỉ lại diễn ra cảnh tượng lũ ống, sạt lở đất vùi lấp nhà cửa, đường sá, cầu cống…

Theo phân tích của các chuyên gia khí tượng thủy văn, năm nay, lũ bất ngờ xảy ra khi ở Đức, mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, cho thấy sự bất thường và khó lường của tác động biến đổi khí hậu lên trái đất.

Biến đổi khí hậu cũng đang đẩy Canada-một  quốc gia chỉ biết đến tuyết rơi và và mùa hè mát mẻ-vào tình trạng nắng nóng kinh hoàng gần 2 tuần nay với nhiệt độ lên đến 49.6 độ C, thậm chí có nơi lên đến 60 độ C. Tại Madagascar-một quốc đảo ở châu Phi - hạn hán kéo dài hơn một năm nay khiến 400.000 người rơi vào cảnh thiếu nước uống và lương thực. “Hạn hán là một trong những nguy cơ khủng khiếp và rõ ràng mà không thể có vắc-xin để phòng ngừa”, PGS.TS. Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh về nguy cơ, ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu đang hoành hành, đe dọa.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Năm 2020, những đợt lũ, bão và sạt lở đất kinh hoàng diễn ra tại các tỉnh miền Trung và khu vực phía Bắc gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, đời sống nhân dân. Riêng tại Thừa Thiên Huế, cùng với một số hệ thống đê điều, giao thông hư hỏng do bão lũ đang chờ kinh phí đầu tư khôi phục, việc khắc phục hậu qủa thiên tai về người ở Rào Trăng vẫn đang tiếp tục với nỗ lực tìm kiếm vất vả, tốn kém.

Đột ngột, bất ngờ, không theo quy luật. Để ứng phó với những biến động mới của các kiểu thời tiêt cực đoan ngày càng phức tạp, khó lường, đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi quốc gia phải có chiến lược, kịch bản linh động hơn, thích ứng hơn.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức của Việt Nam 5 năm tới và xa hơn. Trước thách thức mang tính toàn cầu này, thay cho ứng phó, cần có chiến lược, những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bền vững hơn, linh hoạt hơn, phù hợp hơn.

Không chỉ là hiện đại hóa phương tiện dự báo, hình thành cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai kép, quy hoạch dân cư… việc thích ứng với biến đổi khí hậu cần những giải pháp bền vững để bảo vệ trái đất, từ chống phá rừng, trồng cây xanh đến hạn chế ô nhiễm môi trường; thay đổi, hướng đến nền sản xuất xanh, sạch… mà ở đó, đòi hỏi ý thức, nỗ lực của mỗi người dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo nổ là vấn đề đáng quan tâm.

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Return to top