ClockThứ Tư, 17/06/2020 15:36

Thiết lập bẫy ảnh, giám sát đa dạng sinh học

TTH.VN - Để tăng khả năng phát hiện các loài, bẫy ảnh được Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền bố trí dọc theo đường mòn động vật đi lại, tại các nguồn nước, theo đường dong hoặc tại những nơi có dấu hiệu khác của động vật.

Bảo vệ rừng: Nhìn từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong ĐiềnThả hơn 20 cá thể chim gầm ghì lưng nâu về tự nhiênTiếng kêu từ chim trờiXử lý nghiêm mới hạn chế được vi phạmBảo vệ động vật hoang dã... thời đại dịch COVID-19

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, bẫy ảnh được cài vào một thân cây, cách mặt đất từ 20- 40cm, máy sẽ tự động chụp khi có động vật đi ngang, bằng hệ thống cảm ứng động và cảm ứng nhiệt, với tốc độ 12 ảnh/3 giây, kể cả đêm tối và địa hình phức tạp.

Hiện nay, hệ thống bẫy ảnh đã được thiết lập và lắp đặt tại 51 vị trí dạng lưới rộng khắp các tiểu khu của khu bảo tồn, với mật độ và khoảng cách 2,5 km/ bẫy ảnh - hay mật độ 250m/bẫy tùy theo mục đích giám sát.

Bằng phương pháp thiết lập hệ thống bẫy ảnh, thời gian qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền đã ghi nhận, thu thập được nhiều hình ảnh các loài chim, thú từ kích thước nhỏ như, hoét xanh, diều hoa Miến Điện, trĩ sao… đến kích thước vừa và lớn như, cầy vằn, thỏ vằn, mang lớn, sơn dương,…

Đặt bẫy ảnh tự động để giám sát đa dạng sinh học, điều tra động vật hoang dã là phương pháp không tác động đến các loài động vật khác, có khả năng thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác từ những khu vực rừng rộng lớn và hẻo lánh, đồng thời tiết kiệm được sức người. Mặt khác, phương pháp này đặc biệt hữu dụng khi giám sát các loài động vật hoang dã sinh sống trên mặt đất, hay những loài thú nhút nhát, sống bí ẩn, loài quý hiếm...

Những hình ảnh về hệ thống bẫy ảnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền: 

Chuẩn bị thiết bị bẫy ảnh và dụng cụ để vào các điểm chốt bảo vệ rừng

Hướng dẫn sử dụng thiết bị 

Cập nhật dữ liệu 

Hình ảnh diều hoa miến điện được ghi lại từ bẫy ảnh

Lực lượng kiểm lâm phát hiện bẫy thú của người dân từ bẫy ảnh

Phát hiện và phá bỏ những sợi dây bẫy động vật hoang dã trong quá trình kiểm tra

Trở về sau một ngày tuần tra, bảo vệ rừng

Nguyễn Khoa Huy (thực hiện)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IUCN: 25% cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

Theo bản Sách đỏ toàn cầu về các loài nguy cấp vừa được cập nhật ngày 11/12 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), một phần tư các loài cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và ít nhất 17% loài cá nước ngọt bị đe dọa đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều này nhấn mạnh tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với động vật hoang dã trên hành tinh.

IUCN 25 cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng
Bảo vệ rừng mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường là cơ hội thuận lợi cho lâm tặc vào rừng khai thác lâm sản trái phép, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ rừng mùa mưa lũ
Liên tục truy quét bảo vệ chim trời

Gần đây, nhiều đối tượng tổ chức giăng bẫy săn bắt, tận diệt các loại chim trời, đặc biệt là cò ở các địa phương của huyện Phú Lộc. Dù lực lượng chức năng liên tục tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý nhưng vấn đề ngăn chặn tình trạng bẫy bắt chim trời mùa di cư vẫn còn nhiều nỗi lo.

Liên tục truy quét bảo vệ chim trời

TIN MỚI

Return to top