ClockThứ Sáu, 08/12/2017 21:54
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI:

Thiết lập hệ thống giám sát chứng sa sút trí tuệ toàn cầu

TTH - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra hệ thống giám sát toàn cầu đầu tiên về chứng sa sút trí tuệ. Hệ thống này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến 152 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2050, nhiều gấp ba lần con số 50 triệu người cao tuổi hiện nay trên thế giới.

WHO: Gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm bẩnWHO: Trầm cảm toàn cầu tăng mạnh trong thập kỷ quaWHO cảnh báo bùng phát bệnh sởi trên khắp châu ÂuWHO khuyến cáo chủng ngừa sốt vàng da khi đến BrazilWHO: Vẫn cần duy trì cảnh giác cao với virus Zika

Một người chăm sóc đang cười với cụ bà bị sa sút trí tuệ tại một trung tâm ở Ấn Độ. Ảnh: WHO / Cathy Greenblat

Mỗi năm gần 10 triệu người mắc bệnh sa sút trí tuệ

Chứng sa sút trí tuệ hay còn gọi là chứng mất trí bao gồm bệnh Alzheimer và các loại mất trí nhớ khác. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Mỗi năm có gần 10 triệu người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ, 6 triệu người trong số đó nằm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình”.

“Đây là một tiếng chuông cảnh báo chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến thách thức ngày càng lớn này và đảm bảo rằng tất cả những người mắc chứng sa sút trí tuệ, bất kể ở đâu, đều nhận được được chăm sóc cần thiết”, ông nói thêm.

Hệ thống giám sát chứng sa sút trí tuệ toàn cầu, một nền tảng dựa trên web do WHO đưa ra, có thể theo dõi những tiến triển trong việc cung cấp dịch vụ cho người mắc chứng sa sút trí tuệ và cho những người quan tâm đến họ không chỉ trong phạm vi các nước mà trên toàn thế giới.

Hệ thống này cũng sẽ giám sát sự hiện diện các chính sách và kế hoạch của các quốc gia; các biện pháp giảm rủi ro và cơ sở hạ tầng cung cấp sự chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

Tiến sĩ Tarun Dua, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Đây là hệ thống giám sát toàn cầu đầu tiên về chứng sa sút trí tuệ bao gồm một loạt các dữ liệu toàn diện. Hệ thống sẽ không chỉ giúp theo dõi được tiến bộ đạt được, mà quan trọng hơn là có thể xác định những khu vực thực sự cần hỗ trợ trong tương lai”.

Tiêu tốn hơn 800 tỷ đô la/năm

Theo WHO, chứng sa sút trí tuệ làm tốn khoản chi phí hàng năm khoảng 818 tỷ đô la, tương đương với hơn một phần trăm tổng sản phẩm quốc nội. Tổng chi phí bao gồm chi phí y tế trực tiếp, chăm sóc xã hội và tiền trả cho người chăm sóc.

Đến năm 2030, chi phí này sẽ tăng hơn gấp đôi, lên tới 2 nghìn tỷ đô la, một con số có thể làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và áp đảo các dịch vụ y tế và xã hội, bao gồm các hệ thống chăm sóc dài hạn.

Đến nay, WHO đã thu thập dữ liệu từ 21 quốc gia và đến cuối năm 2018, dự kiến 50 nước sẽ đóng góp dữ liệu vào hệ thống này.

Trong số các quốc gia báo cáo số liệu, 81% đã thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ hoặc giảm nguy cơ, 71% có kế hoạch hành động cụ thể đối với bệnh sa sút trí tuệ, 71% cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho người chăm sóc và 66% có sáng kiến thân thiện với bệnh sa sút trí tuệ.

Tất cả các hoạt động này đều được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra trong Kế hoạch hành động toàn cầu về đáp ứng y tế công cộng đối với chứng sa sút trí tuệ 2017-2025. Bản Kế hoạch hành động cung cấp một kế hoạch hành động toàn diện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các tổ chức xã hội, những người mắc chứng sa sút trí tuệ và cả những người chăm sóc của họ.

Ngọc Hà (dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
Return to top