ClockThứ Tư, 13/01/2016 09:24

Thiết lập kênh thông tin của tỉnh trên mạng xã hội

TTH - Nằm trong quỹ đạo chung, việc tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội đã ngày trở nên phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ cá nhân, nhiều tổ chức xã hội, cơ quan báo chí... cũng đã thiết lập thêm kênh thông tin của mình bên cạnh tờ báo chính thống.

Mục đích cũng không có gì khác hơn là để lan tỏa và chia sẻ, hoặc thậm chí là để quảng bá thông tin nhiều hơn tới các đối tượng người đọc khác nhau, ở những mục đích khác nhau. Người đọc ở Việt Nam hiện có xu hướng update và tìm kiếm thông tin nhiều hơn trên Facebook, sau đó mới đến các kênh khác như Youtube, Zingme, Instagram, Twitter, Google+, MySpace...

Phải thừa nhận rằng, đây không chỉ là trào lưu mà đã trở thành xu hướng của xã hội. Mặt tốt của mạng xã hội là nó có diện phổ quát, lan truyền nhanh và dễ thu hút sự chú ý cũng như sự tương tác của người dùng qua các comment (bình luận). Không ít trường hợp, sự việc, vấn đề... đã được các cơ quan chức năng giải quyết từ thông tin có được qua mạng xã hội; được cộng đồng mạng cùng chia sẻ và có những hiệu ứng tích cực.

Tuy nhiên, trong thế giới thông tin ngồn ngộn, đa chiều, đến mức nhiều khi nó trở thành “mê hồn trận” đã khiến cho người đọc bị nhiễu, nhất là những thông tin chỉ thuần thuộc về cá nhân, hoặc mới chỉ là cái nhìn thấy, chưa được kiểm chứng nhưng nó cũng gây ra những phản xạ tức thời, những hiệu ứng domino không tốt. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy về phương diện xã hội, nhất là khi người dùng phổ biến những thông tin và comment thiếu khách quan, lại kéo dài. Việc quản lý các mạng xã hội hiện vẫn là điều khó, ngay cả khi nó có tên nhưng chưa hẳn đã là chính danh. Vấn đề hầu như phụ thuộc vào bản lĩnh và cả sự chọn lọc thông tin của người đọc.

Có rất nhiều cách ứng xử trước thông tin đa diện từ mạng xã hội. Ở nhiều nước, không ít nguyên thủ có trang xã hội của mình và điều này cũng như là một cách để họ “giao tiếp” rộng và thể hiện sự thân thiện hơn với người dân. Điều này chưa phổ biến ở trong nước, nhưng xem ra, việc tiếp nhận thông tin từ các trang mạng xã hội cũng là điều được chú ý trong sự gạn lọc để có những cách giải quyết kịp thời trước một số vấn đề cần lưu tâm.

Có một thông tin hay mà tôi cũng vừa đọc thấy trên Facebook của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Phan Thiên Định là Sở và Trung tâm Công nghệ thông tin đang gấp rút hoàn chỉnh một số trang Facebook theo các chuyên đề khác nhau. Cũng theo Facebooker Phan Thiên Định thì dự kiến, các trang Facebook chuyên đề này sẽ triển khai vào ngày 18/1 tới, dựa trên việc xây dựng công cụ và quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin một cách chặt chẽ, chất lượng và hợp lý.

Hy vọng là với sự hiện diện và tham gia vào mạng xã hội của mình, các trang Facebook chuyên đề này sẽ là nơi tiếp nhận và truyền cảm hứng cho những người Huế, yêu Huế và vì Huế ở khắp bốn phương.

Nguyễn Bình Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top