ClockThứ Tư, 07/12/2016 09:33

Thiết lập lại môi trường trong chăn nuôi

TTH - Ô nhiễm trong chăn nuôi, do chăn nuôi và vì chăn nuôi một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu quan tâm đến lợi ích cộng đồng đã đến lúc được và bị cộng đồng quay trở lại với những kiến nghị ngày càng nhiều hơn, dày hơn. Đó cũng là quy luật trong sự tác động qua lại. Nhất là khi điều đó không chỉ tác động đến một vài hộ đơn lẻ mà là cả môi trường và chất lượng sống của nhiều người.

Đây gần như là vấn đề của nhiều tỉnh, thành trong cả nước và Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ, điều khác có lẽ chỉ ở quy mô, phạm vi và mức độ mà nó tác động. Báo Thừa Thiên Huế cũng đã không ít lần đề cập đến vấn đề này. Mới đây nhất là thông tin về người dân các phường Thủy Xuân, An Tây, An Đông, Thủy Biều, Hương Long, An Hòa gửi đơn thư đề nghị xem xét lại việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các hộ gia đình, về việc những đàn bò đi nghênh ngang trên các tuyến đường ở các phường vùng ven, cả ở những địa điểm di tích, di sản văn hóa... gây một hình ảnh không được đẹp về thành phố văn hóa, thành phố xanh. Ở các huyện, thị thì ô nhiễm lại tập trung ở các điểm chăn nuôi trong nhà dân, về môi trường xung quanh các hồ nuôi tôm do người dân xả thải của quá trình chăn nuôi một cách thiếu kiểm soát, hoặc chưa có ai kiểm soát. Điều đáng nói là không phải ở các điểm, trang trại chăn nuôi lớn mà những phàn nàn này đa phần chủ yếu ở các khu dân cư hoặc gần nơi sinh sống của các khu dân cư. Cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ hầu như những người có ý định chăn nuôi lớn đều có  và phải  có ý thức đầu tư để kiểm soát xả thải. Có như vậy mới phát triển ổn định được.

Con số mới đây từ báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, đến tháng 10/2016, đàn trâu trên địa bàn là 22.287 con, đàn bò 34.798 con, đàn lợn 208.104 con và tất cả đều tăng về số lượng. Năm 2017 tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ đàn bò lai và tỷ lệ lợn nạc trong tổng đàn, mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học gắn với cơ sở an toàn dịch bệnh; phát huy năng lực sản xuất của trại giống lợn ngoại; hỗ trợ các tập đoàn, các công ty nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn gà gia trại, trang trại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao...Tất nhiên, đi kèm với điều này phải là yêu cầu về việc xây dựng tốt quy hoạch và kiểm soát thực hiện đúng quy hoạch của các vùng chăn nuôi với các yêu cầu đạt chuẩn về giống, thức ăn, công tác thú y... và cơ bản nhất là ứng xử của các cơ sở chăn nuôi đối với môi trường. Đây là điều kiện cần, trước hết cho người tham gia chăn nuôi trong sự tạo lập ổn định và bền vững môi trường, và là điều kiện đủ, đối với môi trường sống cho cả bản thân những người tham gia chăn nuôi nữa.

Theo thuathienhue.gov.vn, UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 5/12/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp, với việc yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát và lộ trình khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, các cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, hạn chế và tiến đến không phát triển chăn nuôi trong khu vực tập trung đông dân cư và nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực này. Đây cũng là một giải pháp để kiểm soát và thiết lập lại môi trường trong chăn nuôi một cách quy củ hơn.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top