ClockThứ Năm, 21/10/2021 13:30

Thiệt thòi khi trẻ mầm non chưa đến lớp

TTH - Bố mẹ không có việc làm do dịch bệnh là một trong những lý do khiến nhiều phụ huynh không cho con đi nhà trẻ. Điều này dẫn đến những hệ lụy, ảnh hưởng đến thể chất và sự an toàn của con trẻ.

Trường mầm non Hương Bình đón nhận Huân chương Lao động hạng BaHương Bình vận động trẻ mầm non ra lớp

Trẻ em A Lưới được chăm sóc tốt khi đến trường

Chị Nguyễn Thị Ý có 2 con đang ở độ tuổi mầm non. Mấy tháng nay, chị không có việc làm nên ở nhà trông con, dẫu biết quản con không hề dễ. Ăn uống thất thường, thậm chí bọn trẻ mê chơi điện thoại khiến chúng đau ốm liên miên. Thế nhưng, khi hỏi sao không cho con đi nhà trẻ thì chị bảo, mẹ ở nhà nội trợ thì giữ con luôn, chứ không đủ khả năng đóng tiền bán trú cho cả hai đứa... Nghe chạnh lòng, nhưng đó cũng là tình hình chung của lao động tự do trong thời điểm này.

Cô giáo Lê Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Vân (TP. Huế) trải lòng, độ tuổi nhà trẻ thường khó vận động đến lớp. Với nhiều gia đình, một tháng phải đóng vài trăm ngàn đồng cho con ở lại bán trú là điều không dễ dàng. Thậm chí, có trường hợp phụ huynh nợ tiền ăn, khi nào nhận tiền công mới đem đến trả. Nếu trường làm khó, họ sẽ cho con nghỉ ở nhà, cứ chơi quanh quẩn quanh sân, có chi ăn nấy. Hoàn cảnh khó khăn một phần, nhưng chủ yếu vẫn là thói quen của người dân, không muốn con đi học khi có người lớn ở nhà.

Ngoài việc gặp khó về vấn đề kinh phí, nhiều phụ huynh e ngại, lo lắng vì trẻ trong độ tuổi nhà trẻ còn nhỏ, nên chủ yếu gửi tại các cơ sở mầm non tư thục, hoặc thuê người giúp việc tại nhà. Cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất phòng học, đội ngũ giáo viên ở nhiều trường còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nếu tỷ lệ huy động này nhiều.

Ở các trường mầm non vùng cao hay nông thôn, việc huy động trẻ đến trường khó khăn hơn nhiều do địa hình, do tư tưởng và nhận thức của bà con đối với công tác giáo dục vẫn còn hạn chế. Nhiều em cứ chơi một mình ở góc nhà, không có đồ chơi, không được chăm sóc hợp lý, lại không an toàn. Nhiều trẻ lên ba nhưng phát âm rất chậm, không hoạt bát, có trẻ có biểu hiện tính tự kỷ. Hơn nữa, tình trạng cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều điểm trường lẻ... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ huy động trẻ đến trường. Con số chưa đến 30% trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở mầm non trên địa bàn toàn tỉnh, nói lên sự khó khăn của ngành giáo dục trong việc huy động trẻ ra lớp.

Hương Bình (TX. Hương Trà) có địa bàn rộng, trải dài, người dân đa phần làm nông nghiệp, trong đó, có 2 thôn xa trung tâm (Hương Sơn và Bình Toàn) điều kiện còn khó khăn nên phụ huynh không đưa con đến lớp. Các cô giáo phải đến gõ cửa từng nhà để vận động phụ huynh cho các em đến lớp. “Ban ngày, đa số bà con đi làm rừng nên giáo viên phải tranh thủ ngoài giờ, ban đêm để vận động khi thấy cháu đến tuổi nhưng chưa ra lớp. Với những phụ huynh vì khó khăn nên e ngại việc đưa con đến trường, ban giám hiệu trực tiếp trao đổi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tạo điều kiện tối đa. Trường còn đầu tư 2 máy chiếu, hàng ngày, ngay trước khu vực đón, trả cháu, những hình ảnh về dạy và học của cô và trò ở trường được chiếu cho phụ huynh xem để tạo sự tin tưởng và an tâm”. Cô giáo Lưu Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Bình cho hay.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em từ 1- 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển mạnh về các giác quan và nhận thức. Kinh nghiệm cho thấy, trẻ từ 16 - 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đến nhà trẻ. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa, đặc biệt là trẻ được học tập xuyên suốt từ các lớp nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo, là tiền đề để trẻ vững vàng bước vào lớp một. Nhiều trẻ bị tai nạn thương tích khi ở nhà với người thân có chiều hướng gia tăng vẫn đáng lo ngại. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi xảy ra; một số cháu lại ăn quá thừa dinh dưỡng gây ra béo phì mà nguyên nhân là do trẻ lười vận động. Đó là thực trạng chung khi tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp. Thế nên, vẫn cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị ngay tại địa phương trong việc huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm chi trả chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu công nghiệp

Đó là một trong những nội dung được khẳng định tại hội nghị khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chiều 16/9. Chủ trì hội nghị có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Sớm chi trả chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu công nghiệp
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Thiệt thòi nhiều bề

Chưa bao giờ tình trạng nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần lại gia tăng như hiện nay. Có người gần chạm tay đến sổ BHXH khi đã đóng được 18 năm, song có người mới đóng được dăm ba tháng cũng đến làm thủ tục nhận BHXH 1 lần.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần Thiệt thòi nhiều bề
Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) chỉ ra trong báo cáo mới được phát hành ngày 6/12 rằng số trẻ em sinh sống trong vùng Caribbean phải rời bỏ quê hương vì bão, lũ, thiên tai đã chứng kiến mức tăng xấp xỉ 6 lần trong vòng 5 năm qua.

Caribbean Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm

TIN MỚI

Return to top