ClockThứ Hai, 22/09/2014 18:54

Thiếu mặt bằng đóng tàu xa bờ

TTH - Diện tích mặt bằng tại các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền xa bờ còn thiếu. Theo yêu cầu Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đây là lĩnh vực cần được mở rộng.

Khó về mặt bằng

Cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền Nguyễn Văn Phong ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) vừa nhận hợp đồng đóng mới 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ công suất 400CV/chiếc của các ngư dân xã Lộc Trì (Phú Lộc). Nhưng cơ sở chưa thể triển khai sản xuất vì vướng Nghị định 67 về quy định diện tích mặt bằng phải đảm bảo 3.000m2 trở lên. Trong khi đó, mặt bằng sản xuất tại cơ sở này chỉ 1.250m2.
Sửa chữa tàu tại công ty TNHH tàu thuyền An Thuận
Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận ở thị trấn Thuận An cũng gặp khó về vấn đề này. Đây là cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền có truyền thống lâu đời, diện tích mặt bằng 2.000m2, bãi chứa từ 28 đến 30 chiếc. Hơn 15 thợ, công nhân có kinh nghiệm đóng tàu từ 10 năm trở lên. Tại cơ sở còn có khoảng 30-40 người được các chủ tàu thuê đến tham gia sửa chữa tàu thuyền. Với đội ngũ công nhân, thợ và trang thiết bị máy móc, mỗi tháng công ty có thể đóng từ một đến hai chiếc tàu công suất lớn và cải hoán 10 chiếc tàu từ trên 400CV. Các điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị máy móc của công ty đều đáp ứng yêu cầu sản xuất tàu công suất lớn, như: hệ thống đường truyền đà (thiết bị nâng chuyển), sức nâng lớn nhất 100 tấn, động cơ kéo tời 5KW và các thiết bị tời kéo tàu, hệ thống đường triền dọc, hai đường triền ngang, máy khoan tàu... được đảm bảo.
Công ty vừa mới đầu tư thêm máy phun sơn, máy nén nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ tàu thuyền. Anh Cao Hữu Bi, một thợ có kinh nghiệm lâu năm làm tại Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận chia sẻ: “Với đội ngũ công nhân, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu đóng mới, sửa chữa tàu công suất lớn. Lâu nay, việc đóng tàu 250 CV, 400CV trở lên đều diễn ra khá thuận lợi. Vật liệu gỗ chuẩn bị tại bãi sẵn sàng đóng mới cả chục chiếc trở lên”. Riêng việc đóng tàu vỏ sắt thì cơ sở không đáp ứng yêu cầu về năng lực con người và trang thiết bị, như: thiếu máy uốn sắt, bãi đà, mặt bằng hẹp và phải có từ ba kỹ sư trở lên... Cảng biển, khu neo đậu tàu vỏ sắt công suất lớn trên địa bàn tỉnh hiện chưa đáp ứng yêu cầu, như luồng lạch cạn, thường bồi lắng...
 
Cần sớm quan tâm
Quy định của Nghị định 67 về việc mở rộng mặt bằng lên 3.000 m2 nhằm đảm bảo các điều kiện nâng cao năng lực sản xuất tàu đánh bắt xa bờ từ 400CV trở lên. Nếu không được mở rộng diện tích thì các cơ sở không được phép đóng mới tàu xa bờ có công suất lớn.
Ông Phạm Bá Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH tàu thuyền An Thuận vừa làm việc với UBND thị trấn Thuận An, xúc tiến các thủ tục liên quan để xin thuê đất mở rộng mặt bằng. Với 2.000m2 hiện có, diện tích mặt bằng đóng tàu của cơ sở cần thêm 1.000m2 để sử dụng làm địa điểm uốn ván tàu. Công ty cũng đã chọn vị trí, địa điểm mở rộng mặt bằng, chỉ cần các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện sớm cấp phép cho thuê. Tương tự, cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền Nguyễn Văn Phong còn thiếu đến 1.750m2. Ông Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở này cũng đã làm các thủ tục trình UBND thị trấn để được cấp phép cho thuê đất mở rộng mặt bằng lên 3.000m2. Cơ sở đang tiến hành nâng cấp đường rây hạ thủy tàu nhằm đáp ứng yêu cầu, kinh phí dự kiến khoảng 500 triệu đồng. Chủ cơ sở có nguyện vọng được vay vốn theo Nghị định 67 để nâng cấp hạng mục này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, vừa qua, UBND thị trấn đã làm việc với các chủ cơ sở đóng tàu, hướng dẫn các thủ tục thuê mặt bằng. UBND thị trấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi, sớm hoàn thành các thủ tục cho các cơ sở thuê đất theo quy định của pháp luật, nhằm đủ điều kiện về mặt bằng để đóng mới, cải hoán tàu xa bờ. Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh thông tin, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, kế hoạch của tỉnh sẽ đóng mới 45 chiếc tàu xa bờ có công suất trên 400CV, trong đó 40 tàu đánh bắt và 5 tàu hậu cần. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đóng mới 11 chiếc có công suất trên 400CV. Nếu sớm tạo điều kiện mở rộng mặt bằng thì việc đóng mới hoàn thành số tàu còn lại trong năm nay đến năm sau là trong tầm tay.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top