ClockThứ Tư, 25/05/2016 14:05

Thiếu quản lý, "comment" trên báo vẫn còn kích động, sai sự thật

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, thông tin đối ngoại trên báo chí hiện vẫn thiếu chọn lọc, cách giật tít kích động, sai khái niệm thuật ngữ hay thậm chí sai sự thật. Đặc biệt, bình luận (comment) trên các tờ báo mạng điện tử là vấn đề theo ông vẫn chưa được quản lý chặt.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Phản bác thông tin sai sự thật hiệu quả chưa cao

Phát biểu trong hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí tổ chức sáng 25/5, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, những năm gần đây, công tác bảo vệ, phát huy quyền con người đã có những bước tiến bộ đáng khích lệ.

Một số thành tựu được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhắc tới là hệ thống pháp luật đảm bảo thực thi quyền con người đã hoàn thiện hơn, vị thế uy tín của Việt Nam được nâng cao tại Liên hợp quốc và được các nước công nhận.

Minh chứng cho sự công nhận này, ông cho rằng, những phát biểu của Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam cũng đã khẳng định quyền tự do và tiến bộ Việt Nam.

Tuy vậy, chính Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thẳng thắn, việc tuyên truyền về quyền con người, đảm bảo thực thi quyền con người trên báo chí thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu.

Vấn đề được người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra là việc phối hợp tuyên truyền trong nhiều vụ việc còn thiếu chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng, kịp thời.

Một trong những hạn chế nữa được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu ra là việc đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật về Việt Nam còn bị động và sức thuyết phục chưa cao. Bộ trưởng nhấn mạnh thực tế, việc phản bác trên chỉ tập trung vào một số cơ quan báo chí, còn lại thì chưa nhiều.

Đặc biệt, ông cho rằng, "thông tin đối ngoại trên báo chí còn thiếu chọn lọc." Vấn đề được nêu lên hiện tại là từ ngữ, cách giật tít kích động, dùng sai khái niệm thuật ngữ hay cá biệt có báo đưa thông tin sai sự thật vì thiếu kiểm chứng.

Bộ trưởng chỉ rõ với các báo điện tử hiện tại, việc thiếu quản lý chặt chẽ vẫn để các bình luận (comment) đưa vào dụng ý "này khác" và cả những nội dung kích động, sai sự thật.

Ở phía khác, ông cũng thừa nhận, công tác cung cấp thông tin đảm bảo các cơ quan báo chí có tác phẩm viết về nhân quyền cũng chưa kịp thời. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư ít cùng với lực lượng phóng viên chuyên viết về lĩnh vực nhân quyền còn mỏng, theo Bộ trưởng, cũng là điều khiến công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế.

(Nguồn: TTXVN)

Sẽ cung cấp thông tin đầy đủ

Góp ý thêm cho vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền đánh giá, công tác tuyên truyền về nhân quyền và đảm bảo thực thi quyền con người "còn manh mún."

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ông Sơn nhấn mạnh lại việc phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành là chưa chặt chẽ.

"Hiện tại, mạnh ai người đó làm, chưa có tổng thể, chưa có cơ quan tư lệnh điều hành, chỉ đạo việc này," Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn nhận xét.

Theo ông Sơn, thực tế, việc thông tin về giải quyết vấn đề nhân quyền mới chỉ dựa vào một số sự vụ cụ thể. Đây là việc theo ông xuất phát thêm từ nguyên nhân là báo chí chưa có thông tin, dữ liệu để viết bài.

Bởi vậy, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn đặt ra vấn đề làm sao cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí khi xử lý các đối tượng cụ thể.

Ông thừa nhận, có thể chứng cứ hoạt động của các đối tượng cụ thể vẫn trong quá trình điều tra nên thông tin có thể không cập nhật, công bố ngay được. Tuy vậy, Thiếu tướng Sơn cũng cho rằng, cần hình thành cơ chế giữa các bộ và cơ quan liên quan để chuyển tải thông tin đúng quy định.

Ở hướng khác, Thiếu tướng Sơn đề nghị, nội dung cần thông tin trong thời gian tới làm làm sao để người dân cùng hiểu được, Việt Nam hiện cũng là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Đây là vấn đề ông cho rằng cần thông tin một cách "mạnh mẽ." Ngoài ra, những công việc mà Việt Nam với vị trí tại Liên hợp quốc đã làm được theo ông cũng là nội dung cần quan tâm.

Góp ý thêm, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh lại việc thiếu chủ động cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan chức năng. Ông thẳng thắn "cứ đề nghị các cơ quan báo chí viết về nhân quyền nhưng viết gì thì không ai chỉ ra."

Đây cũng là vấn đề ông đặt ra với Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với một số cơ quan liên quan để cùng phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ cho các cơ quan báo chí.

Riêng với hội nghị cung cấp thông tin về nhân quyền cho báo chí, Bộ trưởng cũng giao các đơn vị liên quan tổ chức hàng tháng và sớm tổ chức hội nghị tập tuấn cho phóng viên.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Sáng 11/11, tại TP. Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”, nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2023) và 46 năm Ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2023).

Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật

Ngày 11/9, Thượng tá Đinh Xuân Đại - Trưởng Công an TX. Hương Thủy cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với ông N.Q.T. về hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”

Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật
Lên án hành vi báo tin giả, sai sự thật

Mới đây, Công an TP. Huế và Công an huyện Phong Điền đã “vạch trần” sự thật 2 người dân có hành vi tự mình gây ra chuyện, tạo hiện trường giả, rồi đến công an trình báo bị các đối tượng xấu đe dọa cướp, trộm tài sản của mình. Vụ việc không chỉ gây mất thời gian, tốn công sức của lực lượng công an, mà còn tạo bất ổn về an ninh trật tự.

Lên án hành vi báo tin giả, sai sự thật
“Comment” rồi khóc thầm

Mới đây chị hàng xóm tôi mất ăn, mất ngủ mấy hôm khi một thành viên trong group (nhóm) zalo chị tham gia bày tỏ quan điểm...

“Comment” rồi khóc thầm
Cảnh giác trước chiêu trò kích động “biểu tình ảo”

Các thế lực thù địch đang coi mạng xã hội là “trận địa thuận lợi” để đăng tải, phát tán thông tin xấu, độc, xuyên tạc lồng ghép trong các clip, bài viết, trạng thái nhằm kích động các cuộc “biểu tình trên không gian ảo”.

Cảnh giác trước chiêu trò kích động “biểu tình ảo”
Return to top