ClockThứ Tư, 08/12/2010 18:36

Thơ Nguyễn Xuân Hải

TTH - Thô rám - ấy là cách mà Hải nói về mình, với một chút ồn ả và có vẻ nhiều lời. Ngay cả khi mà Hải đọc thơ giữa diễn đàn, điều ấy cũng không mất đi. Hải làm tôi nghĩ, thơ đã bay qua cửa gió...

Khi đọc Bebe, tập thơ mới của Hải do NXB Văn học phát hành, tôi vẫn thấy cái ồn ả ấy trong những vần thơ mà bản chất của nó là mong manh. Quả thật, tôi sợ thơ trĩu nặng. Nhưng giữa những câu chữ về sự phong trần và ồn ào giông bão, trong Bebe có những vần thơ khắc khoải đến nhói lòng mà Bao giờ Em đi vắng là một ví dụ.

Nguyễn Xuân Hải sinh năm 1967, hiện là Trưởng Phòng phóng viên Kinh tế  Báo Hà Tĩnh.

Hạnh Nhi (giới thiệu)
 
 
Bao giờ
 
em đã xa chân trần khờ khạo
và một vết bầm trong ý nghĩ
lang thang không cùng gió,
không cùng mây
ta nhặt tiếng khóc không chỗ rơi
thì đã xa ngàn chim trời
người chân trần ta nghĩ về em khôn nguôi
trắng lau ngày bạc thếch
hoài niệm về em chơi vơi trôi.
 
bao giờ em cùng tôi
trở lại ngày xưa trong veo
mẹ ngóng đợi và em ngóng đợi
qua nỗi buồn nước mắt
lung linh...
 
 
 
 
Em đi vắng
 
 
em đi vắng
thời gian dằng dặc kéo
bố con anh thui thủi một góc nhà
con cứ nhắc làm anh sốt ruột
em đi về có vấp đá, vấp dây?
 
bố con anh quen có em mỗi ngày
nên dài rộng đêm
sao dài rộng thế
trên mọi tính toan,
mọi nỗi đời dâu bể
em mỗi ngày cất tiếng cười vui
 
cứng rắn thế thôi,
nghiêm khắc thế thôi
anh khờ khạo,
anh đầy mình con trẻ
cũng giận hờn như con,
anh biết mình không thể
nếu một phút em hững hờ
với mái ấm bình yên
 
đêm khuya rồi
mà con cứ huyên thuyên
rồi bất chợt lặng người đi nhớ mẹ
anh ôm con vào lòng
biết không có gì thay thế
em vắng một ngày,
xa đã một ngày ư?
 
đã lâu rồi anh không làm thơ
nhưng nỗi nhớ nằm lòng như lửa
con còn nhỏ, anh hãy còn bé nhỏ
mai em về thắp sáng một niềm vui!
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top