Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc bầu cử quan trọng
TTH.VN - Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (7/6) đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sẽ quyết định liệu đảng cầm quyền AKP có thể thay đổi hiến pháp hay không. Hơn 53,7 triệu công dân Thổ Nhĩ Kỳ có đủ điều kiện để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quan trọng này.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người đầu tiên lên nắm quyền với tử cách là Thủ tướng vào năm 2003, đang tìm kiếm một đa số đủ lớn để biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nước Cộng hòa Tổng thống. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Nhân dân người Kurd (HDP) có thể vượt qua ngưỡng 10% và có cơ hội tham gia vào Quốc hội.
Những người ủng hộ Đảng cánh tả HDP hi vọng Đảng này sẽ lần đầu tiên có ghế trong Quốc hội. Ảnh: BBC.
Nếu Đảng cánh tả HDP thành công trong việc lần đầu tiên giành ghế trong Quốc hội, điều đó sẽ làm giảm số lượng ghế thắng từ Đảng AKP của Tổng thống Erdogan, phá hỏng kế hoạch của ông Erdogan trong việc thay đổi hiến pháp và chuyển giao quyền điều hành của Thủ tướng cho Tổng thống. Ông Erdogan đã từng là Thủ tướng cho tới khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái.
Sự nổi lên mạnh mẽ gần đây của một số đảng phái đối lập với Đảng AKP như Đảng HDP có thể sẽ tước đi quyền chiếm đa số trong Quốc hội của Đảng cầm quyền AKP.
Theo phóng viên BBC Mark Lowen ở Istanbul, cuộc bầu cử hôm nay là thách thức lớn nhất đối với các cử tri AKP kể từ khi đảng này lên cầm quyền từ cách đây 13 năm.
Theo ghi nhận, kết quả này cũng có thể gây ra những tác động đối với các nước bên ngoài biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, đất nước này là một thành viên quan trọng của NATO trong một biến động ở Trung Đông và quốc gia có sự kết hợp hiếm hoi giữa Hồi giáo và Dân chủ.
Tố Quyên (lược dịch từ BBC & DW)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia