ClockThứ Sáu, 07/01/2011 06:36

Thơ Tuệ Nguyên

TTH - Sinh 1982 tại Ninh Thuận, Tuệ Nguyên là một trong những người làm thơ trẻ đang dấn thân trong cuộc tìm kiếm đến cái đích cuối cùng của thi ca bằng niềm tin quyết đoán của mình.

Thơ Tuệ Nguyên đã nói được tiếng riêng của một tâm hồn trẻ nhìn cuộc sống mang hơi thở thời đại mình đang sống. Có thể là nỗi cô đơn, có thể là sự nghi ngờ… nhưng tất cả đều thể hiện một trái tim nhạy cảm rất cần thiết để người nghệ sỹ thực thụ trải lòng mình vào, từ đó, loan báo với đời sống về cái đẹp đích thực của thi ca.

Xin mời bạn đọc cùng cảm nhận điều ấy qua chùm thơ mới nhất của anh.
 
Đông Hà (giới thiệu)
 
Cánh cửa khép

Tôi ra đi và khép cánh cửa lại
mọi cánh cửa nơi tôi đóng hết
đóng hết
không có một khoảng trống nào để nhìn về phía bên kia
cũng không có bảng chỉ dẫn nào cho sự quay lại
cho bất cứ ai
và cho cả tôi nữa

tôi, một nộm hình ẩn mình trong sắc màu tang trắng

ì mình trong đời sống
tôi le lét truy tìm vết tích của cái chết
của cái chết
ở cái chốn mà những thứ thuộc về nó kẻ nặn hình đã lướt qua
đã giẫm đạp qua
ở đó tội ác chưa được hoan nghênh
ở đó tội ác cũng chưa được kết án

tôi, một nộm hình tang trắng

cùng ở phía bên kia của cánh cửa khép
có người đi tìm kẻ đã chết
hắn phải ồn ào đến mức gây ra những tiếng động hoang mang trong đầu
và cả ở cánh cửa tôi vừa khép
hắn cào cấu nó cho đến khi nổi lên dòng chữ:

“Kẻ đã chết đang ở phía bên kia!”
 
 
Tự truyện
 
Tôi là cây chổi
nhiệm vụ của tôi là
quét
quét rác
quét sạch rác
 
Tôi quét từng ngày
từ trong nhà một anh nông dân đến những thành phố lớn
từ một cơ quan thôn làng nhỏ bé cho đến dinh đài các lãnh chúa
từ đồng bằng cho đến miền núi
từ ao hồ nhỏ cho đến ngoài đại dương xa xôi
tôi vẫn làm việc miệt mài với niềm tin rằng: “Mọi nơi sẽ luôn sạch sẽ.”
 
cho đến một ngày khi tôi tự vấn, rác là gì?
thì có đôi bàn tay ném tôi vào sọt rác
 
Và, tôi - là rác
sống một đời sống của rác
thứ bị vứt
thứ bị chà đạp, coi khinh
 
Tôi khóc cho những cây chổi đang làm nhiệm vụ
quét
quét rác
quét sạch rác
 
quét cả tôi.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Có mùa xuân nơi đó

Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết...

Có mùa xuân nơi đó
Return to top