Thỏa thuận lịch sử: Mỹ, NATO có thể rút quân khỏi Afghanistan trong 14 tháng
Theo thỏa thuận hòa bình vừa ký, Mỹ và NATO sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng tới nếu Taliban giữ đúng các cam kết.
Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad (trái) bắt tay với ông Mullah Abdul Ghani Baradar, lãnh đạo phái đoàn Taliban, sau khi ký thỏa thuận lịch sử tại Doha, Qatar ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS
Ngày 29-2, Mỹ đã ký một thỏa thuận lịch sử với phiến quân Taliban, mở đường để toàn bộ binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan trong 14 tháng tới và hướng đến kết thúc cuộc chiến kéo dài 18 năm qua ở quốc gia này, theo Hãng tin Reuters.
Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad và đại diện của Taliban là ông Mullah Abdul Ghani Baradar đã ký thỏa thuận này tại thủ đô Doha của Qatar. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng có mặt để chứng kiến lễ ký kết. Nhiều trang báo phương Tây gọi đây là "thỏa thuận lịch sử".
Theo thỏa thuận, Mỹ cam kết giảm số binh sĩ ở Afghanistan từ 13.000 quân còn 8.600 quân trong vòng 135 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận. Mỹ cũng sẽ hợp tác với các đồng minh để giảm dần số binh sĩ của lực lượng liên quân ở Afghanistan trong cùng khoảng thời gian này, nếu Taliban tuân thủ cam kết.
Trong vòng 14 tháng, toàn bộ binh sĩ Mỹ và lực lượng liên quân sẽ rút khỏi Afganistan nếu Taliban giữ đúng cam kết đến cùng.
Trong khi đó, phiến quân Taliban cho biết họ đã dừng tất cả hoạt động quân sự trên khắp Afghanistan kể từ ngày 29-2 và cho biết họ hoan nghênh thỏa thuận.
Theo Hãng tin AFP, người ta kỳ vọng thỏa thuận này cũng sẽ dẫn tới một cuộc đối thoại giữa Taliban và chính quyền Afghanistan và nếu thành công có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến kéo dài 18 năm qua ở quốc gia này.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận xét thỏa thuận này là "bước đầu tiên dẫn tới hòa bình lâu dài".
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đánh giá: "Đây là một khoảnh khắc đầy hi vọng, nhưng đó chỉ là khởi đầu. Con đường phía trước sẽ không dễ dàng. Đạt được hòa bình lâu dài ở Afghanistan sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thỏa hiệp giữa tất cả các bên".
Theo Tuoitre
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực (27/01)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc (25/01)
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức (25/01)
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ (24/01)
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng (24/01)
-
Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
-
Hàn Quốc phát hành tiền mới để người dân đổi tiền lì xì
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- Xuân Quý Mão 2023: Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
- ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023