Thoái vốn Nhà nước: Ai có thể bỏ 2,5 tỷ USD "gom" Vinamilk?
TTH.VN - Với trị giá hàng tỷ USD, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng có đủ tiền để mua hết toàn bộ hơn 45% cổ phần sở hữu của SCIC tại "con gà đẻ trứng vàng" Vinamilk.
Thương vụ tỷ đô
Chính phủ đã quyết định thoái toàn bộ vốn Nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn, trong đó có Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - vốn được mệnh danh là “quả trứng vàng tỷ USD” với mức cổ tức vài nghìn tỷ đồng mang lại mỗi năm.
Theo ước tính, số cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại Vinamilk có giá trị vào khoảng trên dưới 2,5 tỷ USD. Và câu chuyện nhà đầu tư nào có đủ tiền để gom hết số lượng cổ phần này đã làm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông trong thời gian qua.
Với trị giá hàng tỷ USD, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng có đủ tiền để bỏ ra mua hết toàn bộ số cổ phần này. Còn nếu xé lẻ ra để bán sẽ cần phải có một lộ trình dài hơi nên cũng không phải là phương án được ưu tiên trong bối cảnh Chính phủ muốn thoái vốn nhanh để thu tiền về ngân sách.
Mới đây, rộ lên thông tin về Tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore là Frasser & Neave (F&N) gửi thư chào mua 45% cổ phần của SCIC tại Vinamilk với giá 4 tỷ USD. Hiện F&N thông qua công ty con là F&N Dairy Investment đang là cổ đông lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 11%. Nếu mua thêm 45% cổ phần của Vinamilk, F&N sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 56%, “thừa” để nắm quyền chi phí doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa của Việt Nam.
Trong một động thái khác, Vinamilk kiến nghị Chính phủ cho phép nâng giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room) từ mức tối đa 49% hiện tại lên 100% với lý do ngành sữa không phải ngành nghề nhạy cảm, không ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Về lộ trình thoái vốn, Vinamilk cho rằng, SCIC nên sớm công bố rõ ràng và không nên chia nhỏ số lượng cổ phần mỗi lần thoái vốn, chỉ nên chia thành 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu bán 10% vốn điều lệ của Vinamilk.
Mặc dù, ngay sau đó, F&N đưa ra phủ nhận nhưng giới tài chính vẫn không thể phủ nhận một điều rằng, Vinamilk có sức hút rất lớn với nhà đầu tư nước ngoài và bản thân Vinamilk cũng “ưa thích” kịch bản bán cổ phần tại SCIC cho một đối tác ngoại.
Cẩn trọng với “cá mập” nước ngoài
Trao đổi tại buổi họp báo tuần qua, chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, ông Glenn Maguire cho rằng, trong quá trình cổ phần hóa, mối quan tâm được đặt ra hàng đầu chính là sự công bằng và đối xử bình đẳng. Đặc biệt trong một nền kinh tế phát triển nhanh và đa dạng như Việt Nam, việc thâu tóm được những món cổ phần này mang lại rất nhiều lợi ích.
Ông Glenn Maguire cho rằng, nhiều tập đoàn đa quốc gia chắc chắn sẽ quan tâm tới cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước có thương hiệu lớn và đang làm ăn kinh doanh có lãi như trường hợp của Vinamilk. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu không làm tốt quá trình thoái vốn sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài chiếm lấy cổ phần của doanh nghiệp nhà nước lớn của Việt Nam.
“Họ sẽ tận dụng lợi thế lao động giá rẻ để đầu tư, kiếm lời sau đó chuyển lợi nhuận về nước. Do đó, cần phải áp dụng cách thức thoái vốn từ từ và thận trọng, không nên làm ngay một lúc để tránh đổ vỡ”, ông Glenn nói.
Nhiều chuyên gia cũng quan ngại với trường hợp một doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk "rơi vào tay" nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phát biểu: “Chủ trương thoái vốn là đúng đắn nhưng cần làm cẩn trọng. Nếu nâng sở hữu lên 100% cho nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu Vinamilk sẽ tăng cao và chỉ nhà đầu tư ngoại mới có tiền để mua và mua được”.
“10 doanh nghiệp thoái vốn, trong đó lớn nhất là Vinamilk đang là một miếng ngon mà doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân Việt muốn mua, muốn ăn và đủ khả năng sở hữu thì sao lại phải bán cho nước ngoài? Như vậy, sẽ không khác gì câu chuyện, đồ ngon, thực phẩm sạch thì lại mang xuất khẩu còn thực phẩm không ngon để lại trong nước cho dân mình dùng”, ông nói thêm.
Đồng quan điểm, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: “Chúng ta cần phải giữ thương hiệu Vinamilk, nếu không thị trường sữa sẽ bị nước ngoài thao túng và dễ dẫn tới độc quyền".
Còn theo TS Nguyễn Đức Thành: "Với các nhà đầu tư, cần có sự mở rộng bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Còn về nghiệp vụ, SCIC, người đại diện vốn Nhà nước phải làm sao để có giá tốt trên cơ sở không tỏ ra hấp tấp, vội vàng, cuống quýt”.
Phương Dung (Theo Dân trí)
- Ra mắt "Sàn Giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung - cầu công nghệ" (18/05)
- Khai trương cổng kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học & Công nghệ (18/05)
- Nhiều tác nhân gây bệnh khiến cá nuôi chết hàng loạt (18/05)
- Hỗ trợ vốn vay 350 tỷ đồng cho dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên (18/05)
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (18/05)
- Xuất khẩu gạo vào Asean: Cửa rộng nhưng vẫn vướng (18/05)
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở (18/05)
- Tôn vinh 14 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022 (18/05)
-
Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển
- Nông dân gặp khó
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Nhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Tập trung nguồn lực thu hoạch lúa đông xuân
-
Chọn nghề khó để chinh phục thành công
- Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- “Áp lực” phát triển
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp xã giao Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Mall Việt Nam
- Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Huế
- Sẵn sàng chào đón làn sóng đầu tư đến từ Hàn Quốc
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh"
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Cần tìm sim số đẹp tại simsodep.co
- Mẫu tủ bếp đẹp
- Xem tin mới nhất hôm nay