Thế giới

Thời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19

ClockThứ Bảy, 29/02/2020 08:03
TTH.VN - Sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 đang đẩy nhiều hãng hàng không và công ty lữ hành phải đối mặt với rủi ro lớn không thể tượng tưởng trong suốt thập kỷ qua: nhu cầu đi lại giảm mạnh.

Japan Airlines tặng 50.000 vé bay nội địa miễn phí cho du khách quốc tếOAG công bố các tuyến bay sinh lời nhất thế giới trong giai đoạn 2018 - 2019Hang Tham Luang - một năm sau cuộc giải cứu thần kỳ đội bóng Lợn RừngHàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọngNgành du lịch của nhiều nước thua lỗ hàng tỷ USD nếu Brexit không đạt thỏa thuận

Thời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Người Lao động

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã và đang tăng gấp đôi. Tuy nhiên, thời hoàng kim này hiện đang đứng trước nguy cơ. Cụ thể, trong tuần này cổ phiếu của hãng hàng không Mỹ và nhiều hãng khác đã giảm đi trông thấy do nhiều hội nghị lớn đã bị hủy bỏ và khách hàng cũng dần từ chối đi lại vì lo ngại sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh.

Vấn đề này đặt ra một năm khó khăn cho các hãng hàng không, nhất là khi các hãng đang gặp nhiều khó khăn do "sự tiếp đất lâu dài" (tạm thời ngưng hoạt động) của máy bay Boeing 737 MAX sau nhiều vụ tai nạn khiến hàng trăm người thiệt mạng. Được biết, các hãng vận chuyển cần nhu cầu đi lại mạnh mẽ đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch mùa xuân và mùa hè để duy trì năng suất cao. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khả năng này dường như là không thể.

Trước tình hình dịch COVID-19 đã lây lan cho hơn 81.000 người và rất nhiều trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận ngoài Trung Quốc, có thể nói nhu cầu đi lại bằng hàng không trong năm nay sẽ lần đầu tiên giảm sau hơn 1 thập kỷ, khiến các hãng hàng không thất thoát tổng cộng hơn 29 tỷ USD, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cảnh báo.

Đến nay, các hãng hàng không đã hủy hơn 200.000 chuyến bay. Trong đó phần lớn là các chuyến đến và đi từ Trung Quốc do dịch bệnh. Hiện các hãng đang cân nhắc triển khai các chính sách, điều khoản thay đổi để theo kịp các hạn chế.

Hãng hàng không Delta Airlines (Mỹ) đã cắt chuyến bay của hãng đến Hàn Quốc, nơi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất ngoài Trung Quốc. Hiện mỗi tuần hãng chỉ phục vụ 15 chuyến đến nước này, thay vì 30 chuyến như trước đây. Ngoài ra, tất cả 3 hãng hàng không lớn của Mỹ cũng tạm thời hoãn phục vụ các chuyến bay đến Trung Quốc và Hongkong, cũng như miễn phí đổi trả, hủy vé cho các chuyến đến Trung Quốc và Hàn Quốc khi nhu cầu “sụp đổ”.

Hiệp hội Doanh nghiệp Du lịch Toàn cầu (GBTA) vừa cảnh báo rằng virus COVID-19 sẽ khiến cho ngành công nghiệp du lịch thiệt hại gần 560 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top