Thế giới

Thời kỳ “tiểu băng hà” tái xuất năm 2030

ClockChủ Nhật, 12/07/2015 12:00
TTH.VN - Dựa vào mô hình mới của các chu kỳ mặt trời, các nhà khoa học đã dự đoán được sự tái xuất của thời kỳ “tiểu băng hà” trong 30 năm tới. Thời kỳ này được sự đoán sẽ kéo dài 10 năm, và sẽ có sự sụt giảm đáng kể hoạt động của mặt trời. 

 
Đài phun nước ở Quảng trường Trafalgar, London đóng băng trong thời kỳ "tiểu băng hà" năm 1963. (Ảnh: The Independent)

Independent ngày 12/7 dẫn nghiên cứu được Giáo sư Valentina Zharkova công bố tại Đại hội thiên văn học quốc gia tại Llandudno, xứ Wales, khẳng định Trái đất sẽ chứng kiến 1 thời kỳ tiểu băng hà từ 2030-2040.

Tờ Independent nhận định hiện nay con người có khả năng dự đoán được các chu kỳ của mặt trời với độ chính xác rất cao nhờ vào mô hình mới có thể nhận biết được các “nhịp đập” bất thường” của mặt trời.

Mô hình này cho thấy mặt trời sẽ giảm 60% hoạt động trong giai đoạn từ 2030-2040, tạo nên một thời kỳ “tiểu băng hà”.

Từ năm 1843, các nhà khoa học đã phát hiện sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời theo các chu kỳ từ 10 đến 12 năm. Tuy vậy, rất khó dự đoán được sự biến thiên trong mỗi chu kỳ, dù nhiều nhà thiên văn học khẳng định động lực của những thay đổi này là dòng chất lỏng sâu dưới bề mặt hành tinh này.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Zharkova đã xây dựng một mô hình mới theo dõi chu kỳ của mặt trời bằng cách tìm ra động lực thứ 2, các sóng từ ở 2 lớp địa chất nằm dưới bề mặt.

Giáo sư Zhakova khẳng định “bằng cách so sánh các sóng từ này với dữ liệu thực từ chu kỳ hiện tại của mặt trời, chúng tôi có thể dự đoán chính xác đến 97%”.

Cụ thể, trong 2 chu kỳ tới của mặt trời, Chu kỳ 25 và 26, sẽ có sự sụt giảm số lượng các vết đen, và kéo theo đó là sự suy giảm đáng kể hoạt động của mặt trời.

Chu kỳ 25 sẽ bắt đầu từ 2020 và có đỉnh là 2022, trong khi Chu kỳ 26 sẽ kéo dài từ 2030 đến 2040.

Theo Independent, thời kỳ “tiểu băng hà” gần đây nhất diễn ra từ năm 1645 và kéo dài 70 năm.

Thoa Phạm (Theo Dantri)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top