ClockThứ Tư, 30/03/2022 06:00

Thói quen tốt bảo vệ môi trường

TTH - Kiên trì thực hiện những mô hình cũ hiệu quả và sáng tạo thêm những cách làm mới phù hợp với thực tế từng năm, cách bảo vệ môi trường của các cấp hội phụ nữ thị xã Hương Trà ngày càng đi vào nề nếp.

Điểm tựa yêu thương.Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Hương Trà: Hoạt động hiệu quả từ nguồn lực vận độngNhặt được của rơi, trả lại người đánh mấtHiệu quả từ nguồn vốn ưu đãiKhởi công “Mái ấm tình thương” cho chị Trần Thị Tần

Phụ nữ Hương Trà trồng hoa, làm đẹp khuôn viên công cộng

Hôm chúng tôi gặp, chị  Trần Thị Thanh Tâm (thôn Giáp Thượng, xã Hương Toàn) chuẩn bị đi chợ với chiếc làn nhựa cùng mấy chiếc hộp nhựa kèm theo. Nở nụ cười mộc mạc, chị Tâm giải thích, nếu không có mấy cái hộp này để đựng thực phẩm khi đi chợ thì vẫn chưa hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng bao bì ni lông. Chị Tâm cho biết, cách đây 2 năm, khi mới nghe tuyên truyền, vận động thực hiện, cũng như nhiều phụ nữ trong thôn, chị không khỏi ngại ngần. Bởi chị đã quen “tay không” đi chợ. Mua món gì người bán đều có túi ni lông, khách hàng chỉ việc xách về. Lấy thức ăn ra, túi ni lông chỉ cần vứt đi là xong.

“Sau khi “thấm” những lời “rỉ rả” của cán bộ phụ nữ, tôi hiểu việc sử dụng bao bì ni lông có tiện, nhưng không lợi, thậm chí tác hại đến sức khỏe của chính bản thân, con cháu nên từ đó tôi hạn chế sử dụng”, chị Tâm chia sẻ.

Ngoài làm ruộng, chị Nguyễn Thị Châu, tổ dân phố Giáp Nhì, phường Hương Văn còn bán hàng ăn ở chợ, sau khi hình thành thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông trong gia đình mình, chị Châu còn tranh thủ tuyên truyền cho khách hàng khi buôn bán.

Chị Trần Thị Thu Điệp, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Trà cho biết, mô hình dùng giỏ, hộp nhựa khi đi chợ được Hội LHPN thị xã Hương Trà phát động từ gần 3 năm nay và hiện đã thành thói quen trong nhiều hội viên phụ nữ. Tỷ lệ gia đình hội viên phụ nữ dùng hũ thủy tinh đựng gia vị, hay dùng hộp, túi sử dụng nhiều lần để gói, đựng và bảo quản thức ăn ngày càng tăng. “Thị hội cũng tặng hơn một ngàn túi vải cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở để các chị đựng tài liệu thay vì sử dụng túi đựng tài liệu bằng ni lông như trước đây và sử dụng chai nước thủy tinh trong tất cả các cuộc họp”, chị Điệp cho biết.

Cùng với mô hình hạn chế sử dụng túi ni lông, Hội LHPN thị xã Hương Trà cũng xây dựng khá thành công mô hình biến rác thải thành quà tặng. Hàng ngày sau khi phân loại rác thải trong sinh hoạt gia đình, các chị gom vỏ chai, lon bia để bán chai bao, gây quỹ. Với cách làm này, các cấp hội phụ nữ Hương Trà đã thu được hàng chục triệu đồng mỗi năm, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn có thêm kinh phí để thực hiện mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các trẻ nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.

Theo chị Trần Thị Thu Điệp, khi thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, các cấp hội phụ nữ thị xã Hương Trà không chỉ ra quân thu gom rác thải, vệ sinh môi trường vào ngày chủ nhật mà còn xây dựng các mô hình ý nghĩa, có tính thường xuyên, lâu dài, lồng ghép thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch”. Tiêu biểu như như xây dựng các mô hình “Chi hội thân thiện với môi trường”, “Chi hội phụ nữ 60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, “Tổ phụ nữ trồng mai vàng trước ngõ”, “Chi hội 4 mùa hoa”. Đến nay, các cấp hội tổ chức trồng 18 đoạn đường hoa với chiều dài 3.600m tại các điểm công cộng, các trục đường liên thôn, bắt 2 tuyến điện chiếu sáng dân sinh, xây dựng 20 nhà vệ sinh cho hội viên phụ nữ nghèo. Duy trì và nhân rộng 26 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...

Hiện, các cấp hội phụ nữ thị xã Hương Trà đang tập trung thực hiện mô hình cổng nhà có hoa, vận động hội viên trồng hoa làm đẹp cổng nhà, đường làng, ngõ xóm ngay trước khuôn viên mỗi gia đình hội viên và phát động phong trào “Mỗi hố rác một cây xanh”.

“Trong quá trình thực hiện, mục tiêu cán bộ hội là người đi đầu, noi gương, mỗi chi, tổ phụ nữ, mỗi hội viên một công trình phần việc bảo vệ môi trường luôn được Hội LHPN thị xã Hường Trà đồng nhất áp dụng. Để hạn chế tình trạng "đánh trống bỏ dùi", Hội LHPN thị xã Hương Trà thường xuyên đánh giá để kịp thời khắc phục hạn chế, đồng thời tuyên dương nhân rộng điển hình”, chị Điệp khẳng định.

Bài, ảnh: Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới
Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

TIN MỚI

Return to top