ClockThứ Sáu, 20/06/2014 12:57

Thời sự & nhân văn

TTH - Giải báo chÍ năm nay đã có sự khởi sắc về số lượng, hình thức, nội dung và phương thức tổ chức - cả chiều rộng lẫn chiều sâu cũng như tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của nó.

Năm nay, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế đã thẩm định 38 tác phẩm, trong đó có 24 tác phẩm báo in, 12 báo hình, 1 phát thanh và 1 tác phẩm ảnh báo chí được tuyển chọn qua vòng sơ khảo từ các Chi hội nhà báo và cơ quan báo chí.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, TUV, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh trao giải Ba cho các tác giả
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cụm bài viết về biển đảo, về biên giới như: Trường Sa không xa, Sức sống mới giữa đại ngàn Trường Sơn, Bảo tồn văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới - nỗi lo thế hệ kế thừa… Chùm bài về xây dựng nông thôn mới, về văn hóa tâm linh có tính cập nhật, thời sự cũng như tính nhân văn và tính bức thiết xã hội cao như các phóng sự: Hướng đến trung tâm biểu diễn xứng tầm, Người giữ lửa Ca Huế; Đạo võ - Đạo người, Theo khuyến công về làng, Mô hình nông nghiệp công nghệ cao; Để HTX “sống được” trong cơ chế thị trường... Các tác phẩm này đã sâu sát, nắm bắt đúng trọng tâm, sự việc nên cách giải quyết vấn đề sâu sắc, hấp dẫn, đem lại giá trị nhận thức và giáo dục mới mẻ cho công chúng độc giả.
Cụm bài viết về kinh tế và môi trường, dân sinh như: Thực trạng đội tàu xa bờ khu vực Cầu Hai, Lãng phí và bất cập trong xây dựng âu thuyền tránh bão, cảng cá Thừa Thiên Huế, Trung tâm dệt may miền Trung tại Huế: giấc mơ gần, Gỡ hai “điểm nghẽn” nền kinh tế, Nhiều kẻ hở trong quản lý xuất khẩu lao động v.v… đều có tiếng nói thao thức riêng. Các tác giả đã quan sát, nghiền ngẫm và xem những vấn đề trọng tâm ấy chính là bài học đã, đang và sẽ phải thường xuyên giải quyết để không ngừng tạo ra sức bật mới, giải pháp mới làm cho đời sống kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế thực sự năng động, đúng hướng và có tính chiến lược, sách lược tối ưu nhất.
Cụm các phóng sự về vấn đề hiện thực và con người trong kháng chiến, về giáo dục đào tạo, như: Di sản cuối cùng về Liệt nữ Ấu Triệu ở Huế, Thương hiệu Huế trong đào tạo đại học, Nhìn nhận vấn đề thay đổi các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014... thật sự xúc động, có ý nghĩa nhận thức và giải minh lịch sử cụ thể, nghiêm túc, để từ đó xác định lòng tin và cách ứng xử với quá khứ một cách công bằng và có văn hóa; đồng thời, qua đó, giáo dục bài học yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho con người hôm nay một cách chân thật.
Trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và chịu trách nhiệm, các thành viên hội đồng chung khảo đã thống nhất đề nghị trao 13 giải cho các tác phẩm có chất lượng tốt gồm: 02 giải nhì, 05 giải ba và 6 giải khuyến khích và 1 tác phẩm viết về biển đảo được tặng thưởng của ban tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chỉnh thể về nội dung và hình thức, về âm thanh và ánh sáng, về đề tài và tư tưởng chủ đề, về tính chuyên nghiệp và tính mục đích.
Chúng tôi cũng muốn đề cập đến những phóng sự lẻ nhưng có tác dụng tích cực đối với xã hội; có tác dụng đánh thức lương tri và công lý cho mọi người trước những vấn đề thực tế và hiển nhiên cần phải tôn trọng như: Dương Hòa còn lắm nỗi lo, “Cò” du lịch: “Ung nhọt” cần loại bỏ, Khó như… quản lý thuê bao di động trả trước, Kinh tế “bóp” văn hóa, Hy hữu chuyện văn chương, Cần làm rõ việc dạy thêm, học thêm ở Trường THPT Cao Thắng, Hệ lụy từ xe đạp điện, Nâng cao hiệu quả quản lý và đất rừng... Những phóng sự này có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quá khứ và hiện tại, về kháng chiến cách mạng, về vấn đề bảo vệ rừng, về dạy thêm, học thêm, về an toàn giao thông… nên tạo được sự thuyết phục và đồng thuận cao trong công chúng bạn đọc, bạn xem truyền hình. Các tác giả đã xông xáo tác nghiệp ở những vấn đề nóng bỏng, trọng điểm của đời sống để săn tìm những tin tức, sự việc có ý nghĩa, qua đó đề xuất những giải pháp và hướng mọi nỗ lực của toàn xã hội vào những mục tiêu cao đẹp, nhân ái vì đất nước, quê hương và con người Thừa Thiên Huế.
Với những nhận định tổng lược của BTC về Giải Báo chí Thừa Thiên Huế 2014, chắc chắn là chưa nói hết những giá trị và nội hàm của từng tác phẩm, từng vấn đề nhưng cũng đủ để chúng ta tin và hy vọng vào những gì cao hơn chất lượng đó. Tuy vậy, vẫn còn thiếu những tác phẩm báo chí thật sự xuất sắc, thật sự đi vào chiều sâu văn hóa; thiếu những tác phẩm phản ánh về gương điển hình tiến tiến, về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thiếu tác phẩm đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, phê phán quyết liệt cái xấu; vẫn thiếu sự tham gia của những tác phẩm phát thanh, ảnh báo chí mà Thừa Thiên Huế được mệnh danh là một trong ba trung tâm nhiếp ảnh của cả nước. Bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế cả về đề tài, thể loại, nội dung; nhiều tác phẩm mới chỉ mang tính gợi mở, thông tin nguội, số liệu cũ, tính phát hiện chưa cao với những khoảng cách chưa thật tương xứng về nghiệp vụ, về tính đẳng cấp, so với mặt bằng chất lượng chung báo chí cả nước. Điều này đang và sẽ đặt ra những thách thức mới cho các nhà báo Thừa Thiên Huế chúng ta trong hoạt động tuyên truyền văn hóa chính trị để tạo nên chất lượng sản phẩm tốt hơn trong các mùa giải báo chí sắp tới.
Dương Phước Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top