ClockThứ Năm, 05/08/2021 11:41

Thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH.VN - Đó là nội dung của đề tài khoa học được Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) thành lập hội đồng giao trực tiếp cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh thực hiện vào sáng 5/8.

Xây dựng mô hình sản xuất giống hành lá đạt chuẩn an toànTạo cơ hội phát triển lĩnh vực công nghiệp hóa dược ở Thừa Thiên Huế

Học sinh THCS TP. Huế tìm hiểu thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Đề tài do Th.S Lê Thùy Chi làm chủ nhiệm, triển khai từ tháng 9/2021 đến 3/2023 với mục tiêu xác minh, thống kê, sưu tầm và hệ thống hóa tài liệu hóa liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế và xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đề tài làm cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ nghiên cứu, làm sáng tỏ ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của nhân dân Thừa Thiên Huế, đề cao những giá trị văn hóa, nhân văn trong thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thống kê các di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế để xây dựng các kế hoạch bảo tồn, phát huy đạt hiệu quả. Ngoài ra, làm phong phú thêm nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm về Người; là cơ sở để xây dựng các tác phẩm sân khấu, chương trình nghệ thuật ca ngợi về Hồ Chí Minh...

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top