ClockThứ Bảy, 16/10/2021 05:51

Thống nhất quan điểm, cụ thể tiêu chí

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất: từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, khôi phục, phát triển kinh doanh để xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ “hậu COVID-19”. Quán triệt quan điểm này, ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa khống chế dịch hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Trong gần 2 năm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ có các nghị quyết, chỉ thị nhằm ứng phó kịp thời với diễn biến của dịch trong từng thời điểm. Trong đó, Nghị quyết 86 và các Chỉ thị 15, 16, 19 đã được áp dụng linh hoạt ở từng giai đoạn, từng địa phương. Tuy nhiên, việc vận dụng thực hiện ở từng địa phương, từng ngành lại có sự khác nhau, có khi áp dụng các biện pháp cao hơn cả Chỉ thị 16. Thậm chí, cùng một mức độ dịch bệnh nhưng các địa phương có quy định “đóng”, “mở” khác nhau dẫn đến việc ách tắc giao thông, gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, thậm chí gây đứt gãy các chuỗi cung ứng trong sản xuất, kinh doanh.

 Với những kết quả tích cực trong phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc-xin và cùng quan điểm  “Zero COVID-19” trong cộng đồng là không thể, việc chung sống an toàn, linh hoạt với COVID-19 là cách tiếp cận mới, được nhiều nước áp dụng.

Với Nghị quyết 128, Chính phủ hướng đến mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Điểm mới là, các quy định của nghị quyết được áp dụng thống nhất trong toàn quốc, tạo hành lang pháp lý và sự thống nhất trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc, tránh gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong giao thương, sản xuất. Điều này cũng yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, xử lý hài hòa cả  mục tiêu chống dịch và khôi phục, phát triển kinh tế; tránh cả 2 xu hướng “quá chặt” để giữ an toàn cho địa phương, hoặc “quá lỏng” làm dịch bùng phát ở địa phương mình và lây lan sang địa phương bạn, khiến công tác phòng, chống dịch thêm phức tạp.

 Các giải pháp phòng, chống dịch của Nghị quyết 128 được xây dựng trên cơ sở khoa học, khi phân dịch thành 4 cấp độ từ thấp đến cao, dựa trên ba tiêu chí cụ thể, gồm tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian, độ bao phủ vắc-xin và khả năng thu dung, điều trị của các tuyến. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí cụ thể, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch cụ thể. Theo đó, các biện pháp chống dịch cũng áp dụng tương ứng để vừa đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

Với Thừa Thiên Huế, nhờ sớm ban hành các hướng dẫn phòng, chống dịch ở chợ, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất… và triển khai các biện pháp quyết liệt, hiệu quả quản lý người vào/đi qua địa bàn, đón và cách ly người dân trở về quê nên kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 128, các quy định, biện pháp từng áp dụng theo các chỉ thị 15, 16, 19 trước đây tạm thời không thực hiện. Vì vậy, tỉnh cần rà soát, điều chỉnh hoặc ban hành các quy định, hướng dẫn mới phù hợp, thống nhất với toàn quốc.

Điều quan trọng trong phòng, chống dịch lúc này là cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng y tế, quân đội, công an, cần phát huy sự tự giác, vai trò chủ thể của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch và sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt thích ứng an toàn với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

Lần thứ 3 liên tiếp TP. Huế đạt giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN là cơ hội để du lịch Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Với nhiều giải pháp mà tỉnh đặt ra, giữ vững thương hiệu thành phố du lịch sạch cũng đồng nghĩa với việc gắn tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững.

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững
Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch
Chuyển đổi số ngành du lịch: Phải đồng bộ, thống nhất

Chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch khi mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch theo hướng đồng bộ, thống nhất.

Chuyển đổi số ngành du lịch Phải đồng bộ, thống nhất
Return to top