ClockThứ Tư, 30/03/2016 09:20

Thông tin ảo, lo lắng thật

TTH - Liên tục thông tin trẻ em bị bắt cóc, được đăng tải trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua; sau đó, được phía công an công bố không đúng, làm cho các bậc phụ huynh nhiều phen hoang mang, lo lắng.

Không chỉ chuyện bé gái lớp 3 Trường tiểu học Thuận Hòa (TP. Huế) hay bé trai 5 tuổi ở quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), mà trước đó đã có rất nhiều thông tin các trường hợp trẻ bị bắt cóc tại các địa bàn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác; mà hầu hết là không chính xác. Điều đáng nói là các thông tin này được xuất phát từ sự hiểu nhầm, hay chỉ để câu like trên facebook nhưng qua nhiều người đã đồn thổi, thêu dệt thêm nhiều tình tiết, gây hoang mang dư luận xã hội.

Vấn đề đặt ra là tại sao thông tin bắt cóc trẻ em lại thu hút dư luận, tác động đến tâm lý nhiều người đến thế. Điều này có thể hiểu là tâm lý của những người làm cha, làm mẹ, ai cũng dành hết tình cảm cho con cái của mình, nên không thể không lo lắng. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự yên tâm, bởi nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em vẫn còn diễn ra. Chẳng hạn mới đây, Công an Bạc Liêu đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng đã dụ em Nguyễn Thị Ánh T. (SN 2001) ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng để bán cho một người Trung Quốc với giá 120 triệu đồng. Năm ngoái, Công an TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã triệt phá đường dây mua bán trẻ em sang Trung Quốc, bắt 5 đối tượng, giải cứu bé trai 20 ngày tuổi. Trước đó, Công an phía Trung Quốc cũng đã triệt phá vụ mua bán trẻ em, phát hiện 10 cháu bé là người Việt Nam và đã liên hệ với Công an Việt Nam để đưa các cháu về nước…

Để không gây hoang mang, lo lắng về chuyện bắt cóc trẻ em, cần có nhiều biện pháp. Ngoài việc đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả nạn buôn bán trẻ em thì việc xử lý nghiêm những cá nhân tung tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Người tiếp nhận thông tin cũng phải bình tĩnh, suy xét, để không vô tình tiếp tay làm nhiễu thông tin. Bên cạnh đó, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ từ trong gia đình, trường học đến cộng đồng; đồng thời, đẩy mạnh phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,  nhằm hạn chế những trường hợp đáng tiếc, có thể xảy ra.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sau gần 2 năm triển khai chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã nhận giúp đỡ, nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trở thành điểm tựa để các em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Return to top