ClockChủ Nhật, 02/10/2016 08:35

Thông tư 22: Vẫn còn những lo ngại cũ

Nhiều ý kiến của lãnh đạo, giáo viên bậc tiểu học cho rằng Thông tư 22 sửa đổi rõ ràng hơn và khắc phục được những hạn chế của thông tư 30.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư  22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện thay cho Thông tư 30, đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận của giáo viên.

Lý do là các quy định trong Thông tư 22 rõ ràng và kỹ lưỡng hơn Thông tư 30 như sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh.

Thông tư 22 quy định khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá....

Vấn đề giáo viên "kêu" nhiều nhất trong thông tư 30 là việc đánh giá học sinh (Ảnh minh họa)

Ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình cho biết: Những thay đổi căn bản này đã khắc phục giảm được thời gian cho giáo viên phải ghi nhận xét đánh giá học sinh, nhất là những giáo viên các môn chuyên như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục... như trước kia. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.

Theo phản ánh của lãnh đạo các trường tiểu học, trong quá trình thực hiện Thông tư 30, việc đánh giá học sinh còn nhiều bất cập khi chỉ có 2 mức để đánh giá học sinh: hoàn thành và chưa hoàn thành. Cùng với đó là việc đánh giá thường xuyên đến giữa kỳ và cuối mỗi học kỳ có hai mức độ đánh giá là đạt và chưa đạt. Cách đánh giá này khiến cho phụ huynh và học sinh còn hiểu chung chung và chưa phát huy được nỗ lực phấn đấu học tập của học sinh.

Thông tư 22 đã khắc phục bằng 3 mức đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Về quá trình đánh giá thường xuyên, đến giữa kỳ và cuối mỗi học kỳ, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng với các mức này, cha mẹ học sinh có thể xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình sau một thời gian học tập, rèn luyện. Từ đó giáo viên, nhà trường và phụ huynh có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để học sinh ngày một tiến bộ hơn.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội phân tích: “Về đánh giá học sinh có ba mức là hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành, giáo viên dễ đánh giá hơn và phụ huynh cũng nhận thấy mức độ của con họ ở mức độ nào. Ví dụ là đạt và chưa đạt thì cháu đạt chỉ ở mức 5, 6 cũng ngang với cháu ở mức rất tốt thế nhưng như thế này thì sẽ rõ hơn cháu hoàn thành tốt đương nhiên phải ở mức 9, 10, còn hoàn thành ở mức 6,7,8, còn cháu chưa hoàn thành thì phụ huynh phải tự nhận thấy con mình còn những điểm yếu”.

Đồng tình với Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện thay cho Thông tư 30, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Nhàn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội vẫn băn khoăn về điểm thay đổi quy định tăng thêm bài kiểm tra giữa kỳ đối với khối 4 và khối 5 với hai môn là Toán và Tiếng Việt. Như vậy sẽ lại thêm việc cho giáo viên vất vả hơn.

“Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy có những mặt mạnh và có những hạn chế. Về vấn đề hồ sơ sổ sách có thể nhẹ đi thế nhưng vẫn phải nhận xét đánh giá bằng lời nhiều. Theo Thông tư 30 trước phải ghi nhưng bây giờ cũng không nhất thiết phải ghi nhưng thực sự bảo giáo viên nhẹ nhàng hơn, không vất vả hơn thì cũng không phải. Giáo viên vẫn vất vả, thay vì trước một năm có hai lần kiểm tra vào cuối kỳ 1 và cuối học kỳ hai thôi, bây giờ lại 4 lần đối với môn Toán, Tiếng Việt. Tôi cũng mong Bộ có những giải pháp ngoài việc đánh giá còn rất nhiều việc giáo viên phải làm trong đó có vấn đề chuẩn bị bài rất quan trọng”, bà Vân nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Thông tư 22 sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 06/11/2016 thay thế Thông tư 30. Thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo triển khai tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi nhằm làm rõ các vấn đề mà giáo viên còn băn khoăn hoặc vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, để Thông tư 22 thực sự mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Return to top