ClockThứ Hai, 24/11/2014 10:27

Thông tư 36: Sẽ hạn chế hoạt động thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng?

TTH.VN - “Việc quy định giới hạn cấp tín dụng giữa các công ty con của ngân hàng, giữa ngân hàng với các thành viên công ty con, sân sau là một biện pháp hạn chế sự chi phối, thao túng, lợi ích nhóm phía sau”, đại diện NHNN khẳng định. 

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015.

Ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã trao đổi về những quy định tại thông tư này. 

Ông Phạm Huyền Anh, Vụ tr
Ông Phạm Huyền Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng

Trong thông tư 36 có quy định tỷ lệ cho vay kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng là 5% vốn điều lệ. Xin ông cho biết, quy định này khác với trước kia như thế nào và sẽ tác động gì đến thị trường chứng khoán?

Chứng khoán bao gồm giấy tờ có giá, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và quyền mua cổ phần, lựa chọn. Như vậy Thông tư 36 chỉ quy định cấp tín dụng đối với kinh doanh cổ phiếu và thực tế theo số liệu khi xây dựng có đánh giá kỹ thực trạng cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng.

Số liệu cho thấy, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam cấp tín dụng đối với đầu tư cổ phiếu chưa bao giờ vượt quá 4,5%. Do đó, việc quy định cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng riêng cho cổ phiếu là rộng hơn so với hiện hành. Ngoài ra cho vay chứng khoán không chỉ có ngân hàng mà còn có công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân khác.

Như vậy, quy định mức 5% vốn điều lệ mục đích hạn chế đầu tư vốn dàn trải ra bên ngoài vốn hết sức khó khăn với hệ số rủi ro cao. Bên cạnh đó, nó giúp tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triểnhạn chế sở hữu chéo, thao túng thị trường giữa các tổ chức tín dụng với nhau.

Xin nhấn mạnh rằng, quy định trên không làm ảnh hưởng tới tình hình đầu tư chứng khoán hiện nay trên thị trường, không cản trở hoạt động đầu tư nhưng sẽ có tác động tích cực hậu tái cơ cấu.

Tại Thông tư 36, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoản được điều chỉnh từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ). Ông có thể lý giải rõ hơn về sự điều chỉnh này?

Về kỹ thuật quy định tỷ lệ an toàn CAR là 9%. Nghĩa là trong 100 đồng đầu tư cấp ra, bản thân tổ chức tín dụng phải có 9 đồng để chia sẻ rủi ro và qua đó bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Với nguyên tắc đó, mẫu số bao gồm tài sản có rủi ro. 9% gồm vốn tự có của tổ chức tín dụng và tài sản có rủi ro.

Mẫu số là tài sản có rủi ro gồm từng hoạt động đầu tư một theo giá trị gốc nhân với hệ số rủi ro (ví dụ trước 100 đồng cho vay chứng khoán hệ số rủi ro là 250% nhân lên là 250 đồng, nay còn 150% là 150 đồng). Như vậy đòi hỏi vốn chủ sở hữu là cấu phần của vốn tự có phải lớn hơn. Hệ số rủi ro càng lớn, mẫu số càng to, cần vốn tự có lớn hơn.

Xét trên định hướng cơ chế chính sách và xét theo khả năng phát triển thị trường tới, định hướng các ngân hàng hướng tín dụng thúc đẩy hỗ trợ cho thị trường phát triển thông qua hệ số rủi ro này nhà điều hành muốn định hướng các ngân hàng sẽ đi vào các ngành, lĩnh vực nhà nước quan tâm và ưu tiên. Chính vì thế, giảm hệ số là chỉ số, tín hiệu để thúc đẩy thị trường phát triển giúp cho ngân hàng mạnh dạn hơn cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản.

Có thể thấy rằng, sự ra đời của Thông tư 36 với mong muốn kiểm soát dòng vốn từ hệ thống ngân hàng sang thị trường chứng khoán lâu nay ta chưa làm được. Có thể hiểu như vậy không, thưa ông?

Đó là mục đích của Thông tư 36, hoạt động đầu tư thị trường chứng khoán không chỉ thông qua mua góp vốn mua cổ phiếu mà còn qua hoạt động cấp tín dụng. Trong thông tư quy định rõ và cụ thể việc cấp tín dụng trong phạm vi giới hạn của pháp luật, tổng mức đó bao gồm kể cả ngân hàng và những người có liên quan. Ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nhưng phải quy định cả những người liên quan đến khách hàng đó để hạn chế sân sâu, méo mó bản chất tín dụng, làm chất lượng tín dụng suy giảm.

Trong Thông tư 36 quy định rất rõ người liên quan của cá nhân là ai, tổ chức là ai. Và chính những người này ở một số thị trường lợi dụng những người liên quan đó để tạo lập sân sau và dòng vốn không phải đi đúng vào nền kinh tế mà thông qua một số kênh này tập trung vào lĩnh vực, kênh mang tính chất lợi ích nhóm.

Ông có thể nói rõ hơn về quy định các điều kiện để ngăn ngừa sở hữu chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng?

Thông tư 36 quy định người có liên quan của tổ chức và cá nhân. Đây là quy định rất quan trọng để kiểm soát một ngân hàng cùng với thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên có sân sau của mình trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần. Theo đó, trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phải thường xuyên cập nhật danh sách cổ đông khi có sự thay đổi. Thứ hai, phải công khai trước đại hội cổ đông về khoản cấp tín dụng cho các công ty cho doanh nghiệp và đặc biệt người có liên quan là công ty của hội đồng quản trịhội đồng thành viên.

Bởi vì, sở hữu chéo bản thân nó không xấu nhưng nếu sở hữu của một cá nhân, một tổ chức và người có liên quan ở mức độ nhất định có thể chi phối hoạt động của một ngân hàng khác, từ đó dẫn tới sự không minh bạch về chất lượng tín dụng và dòng tiền chảy vào nền kinh tế. Do đó, việc quy định giới hạn cấp tín dụng giữa các công ty con của ngân hàng, giữa ngân hàng với các thành viên công ty con, sân sau ở đây là một biện pháp hạn chế sự chi phối, thao túng, lợi ích nhóm phía sau.

Cơ chế kiểm soát sở hữu chéo sau khi có Thông tư 36 như thế nào, thưa ông?

Cơ chế quy định, thứ nhất về cấp tín dụng và thứ hai góp vốn mua cổ phần, hầu hết thông qua 2 hình thức này dẫn tới sở hữu chéo, thâu toám không lành mạnh. Về cấp tín dụng, thông tư quy định chặt chẽ việc cấp tín dụng cho một khách hàng là người có liên quan, là sân sâu của các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng. Thứ hai, tổng mức góp vốn mua cổ phần của NHTM và người có liên quan bao gốm các đối tượng chi phối hoặc lãnh đạo, quản trị điều hành đối với NHTM khác. Việc quy định tổng mức bao gồm 2 đối tượng trên ở mức 5% sẽ giới hạn sở hữu chéo, bao gồm thao túng và lũng đoạn.

Với lĩnh vực chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua chia sẻ thông tin của các nhà đầu tư mua, cũng như việc nắm giữ cổ phần và tiền từ ở đâu. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư đó tại các ngân hàng thương mại như thế nào để thông qua câu chuyện sở hữu chéo vừa nêu để sở hữu, nắm giữ tỷ lệ cao dẫn tới chi phối các ngân hàng.

- Xin cảm ơn ông!

 

Nguyễn Hiền (Theo Dantri)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần nên nhu cầu đặt vé tàu lửa, máy bay để đi du lịch hay về quê hiện nay khá chộn rộn. Dịp lễ năm nay được nghỉ liên tục 5 ngày nên nhiều người có kế hoạch đặt mua vé sớm với hy vọng để “săn” vé giá rẻ.

Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top